Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Đoàn Mạng lưới Nghị viện của WB và IMF
Chiều 07-3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Đoàn đại biểu của Mạng lưới Nghị viện các quốc gia thành viên Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) do bà Soukri Cherif, nghị sỹ Tunisia, Phó Chủ tịch Mạng lưới làm Trưởng đoàn.
Nhiệt liệt chào mừng Đoàn đại biểu đến thăm và làm việc tại Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, chuyến thăm sẽ là cơ hội tốt hai bên cùng trao đổi về những vấn đề cùng quan tâm. Chia sẻ về quan hệ hợp tác với Ngân hàng Thế giới, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và WB ngày càng phát triển và đi vào thực chất, hiệu quả, thể hiện qua những chương trình WB hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có WB, để thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức của một quốc gia đang phát triển, đặc biệt là phải chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đối khí hậu, nước biển dâng.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, là cơ quan dân cử, đại diện cho nhân dân, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò lập pháp và giám sát việc triển khai, quản lý sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ của WB; bảo đảm việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, ưu tiên những lĩnh vực quan trọng, đem lại giá trị gia tăng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của WB với các cơ quan của Quốc hội Việt Nam thời gian qua đã góp phần nâng cao năng lực giám sát của Quốc hội Việt Nam trên lĩnh vực tài chính, ngân sách, kinh tế cũng như cung cấp thông tin và những kinh nghiệm của các quốc gia tới các đại biểu Quốc hội Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh việc WB và Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ ngày 13-01-2017 nhằm tăng cường hiệu quả công tác của Ủy ban Tài chính, Ngân sách như thẩm tra, giám sát thực thi trong lĩnh vực tài chính, ngân sách. Đồng thời, trong những năm qua, WB đã chủ động cùng các Ủy ban của Quốc hội trao đổi, tham vấn ý kiến về các vấn đề và chiến lược quan trọng như: Báo cáo Việt Nam 2035; Khung đối tác quốc gia Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022; hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu của Quốc hội thực hiện các nghiên cứu về An ninh và quản trị tài nguyên nước tại Việt Nam, cung cấp những sản phẩm tri thức cho các đại biểu trong mỗi phiên họp của Quốc hội...
Chủ tịch Quốc hội đề nghị WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện xây dựng chính sách và khuôn khổ pháp lý để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm hài hòa xã hội và bền vững nguồn tài nguyên, môi trường. Theo Chủ tịch Quốc hội, nâng cao hiệu quả hợp tác với Quốc hội thông qua hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, nâng cao năng lực là hết sức cần thiết để đóng góp vào việc nâng cao chất lượng chiến lược, chính sách và hệ thống pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị WB tiếp tục phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho các chương trình hạ tầng trọng điểm, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cần có đánh giá để xác định ưu tiên, đồng thời bảo đảm tính hiệu quả của đầu tư.
Thông qua chuyến công tác lần này cũng như vai trò của Mạng lưới Nghị viện của WB và IMF, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội/nghị sĩ Quốc hội/nghị viện các nước thành viên ủng hộ chương trình hoạt động của WB/IMF tại Việt Nam.
Đánh giá cao vai trò của Đoàn đại biểu Nghị viện WB/IMF như là cầu nối để tăng cường các kênh hợp tác đa dạng giữa Quốc hội/Nghị viện các nước, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam rất vinh dự và sẵn sàng tham gia vào Mạng lưới nghị viện thành viên của WB/IMF, mong muốn có những đóng góp tích cực vào hoạt động của Mạng lưới.
Đoàn đại biểu của Mạng lưới Nghị viện các quốc gia thành viên Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế tới thăm Việt Nam lần này có các nghị sĩ cấp cao từ: Australia, Bangladesh, Cameroon, Ai Cập, Pháp, Indonesia, Kenya, Lào, Latvia, Morocco, Myanmar, Philippines, Ba Lan, Nam Phi, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Uganda và Ukraina. Đoàn thăm và làm việc tại Việt Nam 4 ngày để tham quan các dự án đang triển khai tại Việt Nam, thảo luận với lãnh đạo các cơ quan Nhà nước Việt Nam và làm việc với đại diện của khu vực tư nhân.
Tại cuộc tiếp, 12 ý kiến của nghị sỹ các nước thể hiện sự quan tâm, tìm hiểu về hoạt động của Quốc hội Việt Nam hiện nay. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao đổi và chia sẻ với các nghị sỹ về những vấn đề liên quan đến: bình đẳng giới, tạo việc làm cho nữ giới, thanh niên; sự thay đổi chính sách thuế khi WB cắt giảm hỗ trợ đầu tư; công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật để tương thích với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia; hoạt động của Quốc hội giữa hai kỳ họp trong năm; vấn đề già hóa dân số; trần nợ công, vai trò Quốc hội trong phân bổ ngân sách; ứng phó với biến đổi khí hậu; vai trò giám sát của Quốc hội; mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ…
Trả lời câu hỏi của các đại biểu về nâng cao tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, bảo đảm việc làm cho nữ giới, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam hiện là 26,7%. Mặc dù so với Quốc hội/Nghị viện các nước trong khu vực ASEAN, tỷ lệ này là khá cao nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra là 30%. Về chất lượng nữ đại biểu Quốc hội, theo Chủ tịch Quốc hội, các nữ đại biểu hoạt động ngày càng hiệu quả, chất lượng, đã truyền cảm hứng, niềm tin và thông điệp mạnh mẽ về bình đẳng giới tại Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã tiến hành bồi dưỡng kiến thức riêng cho nữ đại biểu Quốc hội, làm cho kỹ năng của nữ đại biểu Quốc hội ngày càng tốt hơn trên nghị trường…
Phát biểu tại buổi tiếp, bà Soukri Cherif, Phó Chủ tịch Mạng lưới Nghị viện các quốc gia thành viên WB và IMF và ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp, có những trao đổi, chia sẻ hiệu quả và thực chất.
Đánh giá Quốc hội đóng vai trò rất quan trọng trong những thành tựu của Việt Nam, ông Ousmane Dione cho biết, chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này là một trong những chương trình hợp tác giữa WB, IMF và các quốc gia thành viên. Theo đó, những vấn đề trao đổi sẽ được phản ánh trong chương trình nghị sự tới. Đây cũng là cơ hội tốt để khẳng định mối quan hệ giữa Việt Nam và những nước trong Mạng lưới Nghị viện các quốc gia thành viên WTO và IMF./.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giao cụ thể nhiệm vụ trong Nghị quyết 19 tới từng bộ, ngành, địa phương  (07/03/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo công tác chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh GMS-6 và Hội nghị hợp tác Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10  (07/03/2018)
Lựa chọn người có tài, có đức cho dân, cho nước  (07/03/2018)
Chủ động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên để góp phần xây dựng Đảng về đạo đức  (07/03/2018)
Trên 1.500 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2018  (07/03/2018)
Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn để cứu trợ người dân Syria  (07/03/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên