Thủ tướng: Thực hiện đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp chăm lo người có công
17:30, ngày 26-07-2017
Sáng 26-7, Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức đã diễn ra trang trọng với sự có mặt của 700 đại biểu là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công tiêu biểu đại diện hơn chín triệu người có công trên khắp mọi miền đất nước.
Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, thể hiện trách nhiệm cao cả, nghĩa tình sâu nặng, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, của toàn thể đồng chí, đồng bào trong và ngoài nước đối với các Anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng.
Đến dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc xác nhận các đối tượng người có công với cách mạng cơ bản đã hoàn thành với hơn 9 triệu người, trong đó có 1,2 triệu liệt sỹ, 127.000 Mẹ Việt Nam anh hùng, 800.000 thương binh. Năm năm qua, các tổ chức, cá nhân đã tổ chức tìm kiếm, quy tập trên 75.000 hài cốt liệt sỹ, trong đó từ Lào về là 16.600 hài cốt; Campuchia hơn 15.100 hài cốt. Bằng phương pháp thực chứng và giám định ADN đã xác định danh tính cho hơn 3.400 liệt sỹ gửi tới thân nhân và tổ chức gắn bia ghi tên liệt sỹ.
Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng của các cấp, các ngành về cơ bản đạt yêu cầu, đúng đối tượng với 95,75% đối tượng người có công đã được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
700 người có công với cách mạng tiêu biểu dự hội nghị hôm nay là những Mẹ Việt Nam Anh hùng tiêu biểu, những điển hình trong phong trào đền ơn đáp nghĩa, là những Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động tiêu biểu, những người cả cuộc đời đi tìm hài cốt đồng đội hay gắn bó với anh linh các liệt sỹ và nhiều tấm gương tiêu biểu khác.
Những đại biểu người có công tham dự chương trình hôm nay đều có những câu chuyện riêng, có hy sinh, mất mát nhưng cũng đầy vinh quang tự hào; phát huy phẩm chất cách mạng kiên trung, họ vẫn tiếp tục cống hiến cho cộng đồng xã hội, nêu lên tấm gương sáng về nghị lực vượt khó.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được xem phóng sự tổng hợp về công tác đền ơn đáp nghĩa; gặp gỡ, lắng nghe những chia sẻ của nhiều tấm gương người có công tiêu biểu, những câu chuyện cảm động về sự phấn đấu bền bỉ, sáng tạo và ý chí, nghị lực rất đáng khâm phục của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, thân nhân liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là các tấm gương cá nhân, tập thể trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sỹ, thể hiện sự tri ân của các thế hệ đối với những người đã ngã xuống cho nền độc lập của Tổ quốc ngày hôm nay.
Hội nghị chứng kiến phần giao lưu, chia sẻ của cựu chiến binh Nguyễn Văn Chính, Chủ tịch Hội nghĩa tình đồng đội Hà Nội - người đã có hơn 20 năm đi tìm hài cốt liệt sỹ; ông Hồ Tất Ái - Trưởng ban Quản trang nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn; Cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Tiên Sơn - người đã vượt khó vươn lên làm kinh tế và luôn tích cực đi đầu trong các hoạt động từ thiện cộng đồng.
Các đại biểu dự hội nghị cũng được giao lưu và chia sẻ với đại diện Cục chính sách - Bộ Quốc phòng, đơn vị đi đầu trong các hoạt động tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, đền ơn đáp nghĩa với những gia đình chính sách, những người có công; gặp gỡ Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thanh Tùng. Bản thân Mẹ cũng là một Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; chồng và hai con trai của mẹ đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Vui mừng đến dự hội nghị, xúc động chứng kiến tinh thần, ý chí khắc phục khó khăn của những thương, bệnh binh, người có công cả nước, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương nghị lực, ý chí vươn lên của các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng mà 700 đại biểu có mặt hôm nay là những đại diện tiêu biểu.
Thủ tướng cho rằng đây thực sự là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là những tấm gương sáng, lay động lòng người, động viên, khích lệ, truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần vượt khó vươn lên cho mỗi chúng ta.
Nhấn mạnh việc thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, xác định việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chăm lo cho người có công và gia đình người có công.
Thủ tướng mong muốn những anh hùng, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng, trong đó có 700 đại biểu tiêu biểu dự Hội nghị hôm nay, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, mãi là những tấm gương sáng về ý chí tự lực, tự cường trong học tập, công tác, lao động và sản xuất, không ngừng nỗ lực tham gia xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng triệu người con anh dũng đã ngã xuống. Với những hy sinh mất mát to lớn không gì bù đắp được, chúng ta càng thấm thía giá trị của độc lập, tự do, của hòa bình, thống nhất. Chúng ta kiên quyết bảo vệ những gì đã giành được, nỗ lực phấn đấu, làm hết sức mình, giữ vững độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, để con cháu chúng ta, các thế hệ mai sau được sống trong hòa bình, thống nhất, ổn định và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.
Để tri ân những đóng góp của các gia đình thân nhân liệt sỹ, những người có công với cách mạng nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh, liệt sỹ, hội nghị đã trao 70 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng 70 đại biểu người có công. Bộ Lao động Thương binh - Xã hội cũng quyết định trao tặng 630 bằng khen cho đại biểu người có công trong dịp này.
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trân trọng trao Bằng khen và quà tặng các đại biểu tham dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng lần này./.
Đến dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc xác nhận các đối tượng người có công với cách mạng cơ bản đã hoàn thành với hơn 9 triệu người, trong đó có 1,2 triệu liệt sỹ, 127.000 Mẹ Việt Nam anh hùng, 800.000 thương binh. Năm năm qua, các tổ chức, cá nhân đã tổ chức tìm kiếm, quy tập trên 75.000 hài cốt liệt sỹ, trong đó từ Lào về là 16.600 hài cốt; Campuchia hơn 15.100 hài cốt. Bằng phương pháp thực chứng và giám định ADN đã xác định danh tính cho hơn 3.400 liệt sỹ gửi tới thân nhân và tổ chức gắn bia ghi tên liệt sỹ.
Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng của các cấp, các ngành về cơ bản đạt yêu cầu, đúng đối tượng với 95,75% đối tượng người có công đã được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
700 người có công với cách mạng tiêu biểu dự hội nghị hôm nay là những Mẹ Việt Nam Anh hùng tiêu biểu, những điển hình trong phong trào đền ơn đáp nghĩa, là những Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động tiêu biểu, những người cả cuộc đời đi tìm hài cốt đồng đội hay gắn bó với anh linh các liệt sỹ và nhiều tấm gương tiêu biểu khác.
Những đại biểu người có công tham dự chương trình hôm nay đều có những câu chuyện riêng, có hy sinh, mất mát nhưng cũng đầy vinh quang tự hào; phát huy phẩm chất cách mạng kiên trung, họ vẫn tiếp tục cống hiến cho cộng đồng xã hội, nêu lên tấm gương sáng về nghị lực vượt khó.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được xem phóng sự tổng hợp về công tác đền ơn đáp nghĩa; gặp gỡ, lắng nghe những chia sẻ của nhiều tấm gương người có công tiêu biểu, những câu chuyện cảm động về sự phấn đấu bền bỉ, sáng tạo và ý chí, nghị lực rất đáng khâm phục của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, thân nhân liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là các tấm gương cá nhân, tập thể trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sỹ, thể hiện sự tri ân của các thế hệ đối với những người đã ngã xuống cho nền độc lập của Tổ quốc ngày hôm nay.
Hội nghị chứng kiến phần giao lưu, chia sẻ của cựu chiến binh Nguyễn Văn Chính, Chủ tịch Hội nghĩa tình đồng đội Hà Nội - người đã có hơn 20 năm đi tìm hài cốt liệt sỹ; ông Hồ Tất Ái - Trưởng ban Quản trang nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn; Cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Tiên Sơn - người đã vượt khó vươn lên làm kinh tế và luôn tích cực đi đầu trong các hoạt động từ thiện cộng đồng.
Các đại biểu dự hội nghị cũng được giao lưu và chia sẻ với đại diện Cục chính sách - Bộ Quốc phòng, đơn vị đi đầu trong các hoạt động tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, đền ơn đáp nghĩa với những gia đình chính sách, những người có công; gặp gỡ Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thanh Tùng. Bản thân Mẹ cũng là một Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; chồng và hai con trai của mẹ đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Vui mừng đến dự hội nghị, xúc động chứng kiến tinh thần, ý chí khắc phục khó khăn của những thương, bệnh binh, người có công cả nước, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương nghị lực, ý chí vươn lên của các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng mà 700 đại biểu có mặt hôm nay là những đại diện tiêu biểu.
Thủ tướng cho rằng đây thực sự là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là những tấm gương sáng, lay động lòng người, động viên, khích lệ, truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần vượt khó vươn lên cho mỗi chúng ta.
Nhấn mạnh việc thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, xác định việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chăm lo cho người có công và gia đình người có công.
Thủ tướng mong muốn những anh hùng, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng, trong đó có 700 đại biểu tiêu biểu dự Hội nghị hôm nay, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, mãi là những tấm gương sáng về ý chí tự lực, tự cường trong học tập, công tác, lao động và sản xuất, không ngừng nỗ lực tham gia xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng triệu người con anh dũng đã ngã xuống. Với những hy sinh mất mát to lớn không gì bù đắp được, chúng ta càng thấm thía giá trị của độc lập, tự do, của hòa bình, thống nhất. Chúng ta kiên quyết bảo vệ những gì đã giành được, nỗ lực phấn đấu, làm hết sức mình, giữ vững độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, để con cháu chúng ta, các thế hệ mai sau được sống trong hòa bình, thống nhất, ổn định và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.
Để tri ân những đóng góp của các gia đình thân nhân liệt sỹ, những người có công với cách mạng nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh, liệt sỹ, hội nghị đã trao 70 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng 70 đại biểu người có công. Bộ Lao động Thương binh - Xã hội cũng quyết định trao tặng 630 bằng khen cho đại biểu người có công trong dịp này.
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trân trọng trao Bằng khen và quà tặng các đại biểu tham dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng lần này./.
Phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị biểu dương người có công  (26/07/2017)
Báo chí đồng hành cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam  (26/07/2017)
BIDV tổng kết 6 tháng đầu năm với những con số ấn tượng  (26/07/2017)
Vấn đề thể chế hóa quyền tài sản trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  (26/07/2017)
Thiết thực tri ân những người có công với cách mạng  (26/07/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên