EC muốn đàm phán với Nga về dự án Dòng chảy phương Bắc 2
21:22, ngày 10-06-2017
Ngày 09-6, Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức yêu cầu Hội đồng châu Âu - đại diện cho các nước thành viên EU - ủy quyền cho cơ quan hành pháp này đàm phán với Nga để bảo đảm rằng dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2” giữa Nga và Đức được khai thác một cách minh bạch và không có khác biệt về giá.
Phó Chủ tịch EC Maros Sefcovic tuyên bố “Dòng chảy phương Bắc 2” không đóng góp vào thực hiện các mục tiêu của liên minh năng lượng. Nếu đường ống dẫn này vẫn được xây dựng, ít nhất EU phải kiểm soát được việc nó có được khai thác một cách minh bạch và tôn trọng các quy định của châu Âu hay không.
Dự án này, vốn chia rẽ người châu Âu, có mục đích tăng gấp đôi khả năng dẫn khí của “Dòng chảy phương Bắc 1” từ nay đến 2019, và cho phép khí đốt của Nga chảy thẳng đến Đức qua ngả biển Baltic mà không đi qua lãnh thổ Ukraine.
Được Đức bảo vệ nhưng “Dòng chảy phương Bắc 2” bị nhiều nước Đông Âu dẫn đầu là Ba Lan chỉ trích mạnh mẽ, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa EU và Nga do cuộc xung đột tại Ukraine từ năm 2014.
EC cho biết phần ngoài khơi của đường dẫn khí đốt này thuộc một tình huống đặc biệt vì một phần của nó, nhất là điểm đầu vào, có vị trí nằm ngoài địa hạt pháp lý của EU. Điều này đòi hỏi phải có những đàm phán về khuôn khổ pháp lý đặc thù, trong đó cần tính đến những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và luật châu Âu.
Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng Miguel Arias Canete nhấn mạnh đường ống này không thể được khai thác trong điều kiện thiếu khuôn khổ pháp lý hay chỉ tuân theo luật năng lượng của một nước ngoài EU.
Dự án xây dựng “Dòng chảy phương Bắc 2” với số vốn đầu tư 9,5 tỷ euro đã được ký kết vào cuối tháng Tư vừa qua.
Theo dự kiến, Gazprom sẽ là cổ đông lớn nhất với 50% vốn trong khi các đối tác còn lại gồm có các công ty Pháp Engie, hai công ty Đức Uniper (ex-EON) và Wintershall (BASF), công ty OMV của Áo và liên doanh Anh-Hà Lan Shell, sẽ cùng đóng góp phần còn lại với mức 950 triệu euro mỗi công ty./.
Dự án này, vốn chia rẽ người châu Âu, có mục đích tăng gấp đôi khả năng dẫn khí của “Dòng chảy phương Bắc 1” từ nay đến 2019, và cho phép khí đốt của Nga chảy thẳng đến Đức qua ngả biển Baltic mà không đi qua lãnh thổ Ukraine.
Được Đức bảo vệ nhưng “Dòng chảy phương Bắc 2” bị nhiều nước Đông Âu dẫn đầu là Ba Lan chỉ trích mạnh mẽ, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa EU và Nga do cuộc xung đột tại Ukraine từ năm 2014.
EC cho biết phần ngoài khơi của đường dẫn khí đốt này thuộc một tình huống đặc biệt vì một phần của nó, nhất là điểm đầu vào, có vị trí nằm ngoài địa hạt pháp lý của EU. Điều này đòi hỏi phải có những đàm phán về khuôn khổ pháp lý đặc thù, trong đó cần tính đến những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và luật châu Âu.
Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng Miguel Arias Canete nhấn mạnh đường ống này không thể được khai thác trong điều kiện thiếu khuôn khổ pháp lý hay chỉ tuân theo luật năng lượng của một nước ngoài EU.
Dự án xây dựng “Dòng chảy phương Bắc 2” với số vốn đầu tư 9,5 tỷ euro đã được ký kết vào cuối tháng Tư vừa qua.
Theo dự kiến, Gazprom sẽ là cổ đông lớn nhất với 50% vốn trong khi các đối tác còn lại gồm có các công ty Pháp Engie, hai công ty Đức Uniper (ex-EON) và Wintershall (BASF), công ty OMV của Áo và liên doanh Anh-Hà Lan Shell, sẽ cùng đóng góp phần còn lại với mức 950 triệu euro mỗi công ty./.
Hoạt động trong ngày của các Phó thủ tướng (10/06/2017)
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam