Tiếp tục chương trình phiên họp thứ tám của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
23:10, ngày 15-03-2017
TCCSĐT - Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 15-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Đường sắt (sửa đổi); thảo luận, cho ý kiến về mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực đối ngoại, hợp tác quốc tế.
Xác định chính sách đặc thù cho ngành đường sắt
Qua thảo luận, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm tới chính sách phát triển đường sắt. Dự thảo Luật cần quy định rõ, đầy đủ hơn và mang tính chất đột phá đối với chính sách phát triển ngành đường sắt, nhất là về đầu tư để đưa đường sắt sớm thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu, yếu kém như hiện nay; phát triển từng loại hình đường sắt trong hệ thống giao thông vận tải nhằm kiến tạo một hệ thống giao thông vận tải đường sắt đồng bộ, bền vững, an toàn, hiệu quả, ít tác động tiêu cực tới môi trường, bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Nêu con số năm 2015, đầu tư cho đường sắt chỉ có 1,6% nhưng đường bộ là hơn 92%, đường thủy nội địa 1,9%, đường hàng hải 3,3% và đường không có 0,3%, cho thấy vừa qua ta mới chỉ tập trung đầu tư cho đường bộ, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhận định ngành đường sắt còn "yếu" là có lý do. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội phải tính tới sự cân đối trong đầu tư, tạo sự hài hòa, kết nối đầy đủ, toàn diện cả 4 hệ thống đường giao thông.
Đặt câu hỏi cần làm gì để tăng thị phần đường sắt, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá những năm gần đây, thị phần đường bộ phát triển nhanh, các tuyến xe rất hấp dẫn, tuy nhiên đường sắt có nhiều cố gắng nhưng loại hình này vẫn chưa hấp dẫn hành khách... Chính sách nào để phát triển đột phá, theo Chủ nhiệm Lê Thị Nga vấn đề này liên quan tới chính sách đầu tư và đề nghị Ban Soạn thảo phải rà soạt lại các chính sách cụ thể quy định tại Điều 5, Điều 6 của dự thảo.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Luật này phải giải quyết cho được những bất cập, hạn chế của ngành đường sắt, tạo ra bước đột phá mới về mặt chính sách pháp luật để đường sắt trong 5, 10 năm tới dần trở thành một trong những lĩnh vực chủ đạo. "Nếu xác định như thế thì biểu đồ đầu tư phải thay đổi lại ngay từ trung hạn của giai đoạn này chứ không phải đợi 5 năm nữa" - Chủ tịch Quốc hội nêu và nhấn mạnh Luật phải giải quyết được những bất cập và mở ra các chính sách đột phá để đưa đường sắt trở thành định hướng phát triển chủ lực, khai thác được lợi thế đặc điểm của Việt Nam, đất nước trải dài từ Bắc vào Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ thấy rằng để nâng cao hiệu quả thì việc đầu tư vào lĩnh vực đường sắt là cần thiết. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Đỗ Bá Tỵ cũng lưu ý việc ưu đãi đầu tư không thể là vô hạn, Điều 6 của dự thảo Luật cần phải có sự rà soát để không có sự xung đột với các luật khác như Luật Đầu tư, Luật Ngân hàng…
Gắn trách nhiệm của địa phương
Một trong những vấn đề được quan tâm trong phiên thảo luận buổi sáng là vấn đề an toàn cho đường ngang dân sinh. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá Điều 48 dự thảo quy định rất chung chung. Khoản 2 quy định "Chính phủ quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn giao thông đường sắt", Chủ nhiệm đề nghị cần có sự rà soát trở lại, Bộ chủ quản cần thống kê để cho biết 5 năm qua bao nhiêu vụ tai nạn xảy ra tại giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, là vụ cụ thể nào, ở nút giao cắt nào, thuộc trách nhiệm của ai; đã xử lý được những tổ chức, cá nhân nào... từ đó rà soát lại các Điều 9, 14, 24, 48... để thấy được nên quy định vấn đề gì trong các điều luật.
Nhấn mạnh những quy định trong Luật phải nghiêm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu có hơn bốn nghìn đường dân sinh trái phép mặc dù trong dự thảo Luật có cấm nhưng nếu không gắn với trách nhiệm và chế tài xử phạt thật nghiêm thì không thực hiện được đúng pháp luật về đường sắt. Chủ tịch Quốc hội đề nghị trong Luật phải có các quy định gắn trách nhiệm không chỉ có của ngành giao thông, ngành đường sắt mà còn có trách nhiệm của các địa phương có đường sắt đi qua...
Về giá/phí trong kinh doanh đường sắt, nhiều ý kiến thống nhất với phương án Chính phủ trình là cho rằng quy định cơ chế phí như hiện nay không phù hợp với cơ chế thị trường, không khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh đường sắt. Để thực hiện chủ trương của Nhà nước về xã hội hóa đầu tư, kinh doanh đường sắt, trong tương lai sẽ có nhiều đơn vị tham gia đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt. Do đó, cần áp dụng cơ chế giá cho linh hoạt và thuận lợi trong việc lựa chọn được đơn vị có khả năng sử dụng hiệu quả nhất kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư. Hơn nữa, đối với kết cấu hạ tầng đường sắt do doanh nghiệp đầu tư, việc sử dụng cơ chế giá cũng sẽ phù hợp cho các nhà đầu tư cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư khi thảo luận cho thuê. Trong Dự thảo Luật đã thể hiện quy định áp dụng hình thức giá cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt như tại Điều 66 và rút ngắn lộ trình thực hiện từ 5 năm (năm 2023) xuống 3 năm (năm 2021) từ ngày Luật mới có hiệu lực (quy định tại Điểm 4 Điều 88).
** Chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực đối ngoại, hợp tác quốc tế.
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết nhìn chung các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đã tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Nhưng bên cạnh các mặt tích cực cũng thường mắc một số sai phạm liên quan đến việc thực hiện Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01-3-2012 của Chính phủ về đăng ký và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số 05/2012/TT- BNG ngày 12-11-2012 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Nghị định số 12.
Vi phạm điển hình thường là cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động, lập văn phòng đại diện và văn phòng dự án tại Việt Nam khi chưa được cấp giấy phép đăng ký; vẫn triển khai các dự án khi chưa triển khai gia hạn giấy phép đăng ký; thuê trụ sở làm việc không xin phép hoặc không đúng địa chỉ như trong giấy đăng ký... thậm chí có một vài tổ chức tham gia hoạt động xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống và bản sắc dân tộc hoặc có hoạt động nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam như tác động vào cải cách thể chế, sửa đổi pháp luật, ra thông cáo, thư ngỏ vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tôn giáo...
Trong lĩnh vực tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam, trong năm 2015 có 1.923 hội nghị, hội thảo quốc tế được các bộ, ngành Trung ương và địa phương cấp giấy phép tổ chức, tăng khoảng 70% về số lượng so với năm 2014. Năm 2016 có 1.725 hội nghị, hội thảo quốc tế được cấp giấy phép, giảm 10% số lượng so với năm 2015 nhưng lại tăng khoảng 13% số lượng đại biểu quốc tế tham dự.
Bên cạnh các mặt tích cực, các hội nghị, hội thảo quốc tế thường mắc các lỗi về tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế về Việt Nam điển hình như: không xin phép hoặc xin phép nhưng không tham khảo ý kiến của Bộ Ngoại giao hoặc các cơ quan, địa phương liên quan; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không theo đúng chương trình, đề án đã được phê duyệt; không báo cáo kết quả hội nghị, hội thảo theo quy định.
Căn cứ đề xuất mức phạt tiền tối đa, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành địa phương nghiên cứu căn cứ pháp lý, tình hình thực tiễn để đề xuất mức phạt tiền cao nhất với những vi phạm điển hình trong từng lĩnh vực, trên cơ sở đó đề xuất mức phạt tối đa chung cho lĩnh vực đối ngoại.
Chính phủ đề xuất cụ thể như sau đối với lĩnh vực hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, theo Thứ trưởng trên thực tế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ là nhân đạo thiện nguyện, việc vi phạm do không nắm vững các quy định pháp luật, nhưng cũng có những tổ chức bên cạnh các hoạt động hỗ trợ nhân đạo còn có hành vi cố tình vi phạm, nhân danh thu lời... nên để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động nhân đạo tại Việt Nam, cũng như phòng ngừa các hành vi vi phạm, Chính phủ nhận thấy cần quy định mức xử phạt chỉ đủ tính răn đe do đây là lĩnh vực nhạy cảm.
Đối với những vi phạm trong lĩnh vực này, Chính phủ kiến nghị mức phạt tối đa là 30 triệu đồng - đây là mức thấp nhất trong mức xử phạt thấp nhất được quy định tại điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực.
Đối với lĩnh vực tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, Chính phủ kiến nghị mức xử phạt tối đa là 20 triệu đồng.
Thẩm tra tờ trình Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết về mức phạt tối đa với tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, đa số ý kiến trong Ủy ban đồng ý với đề xuất của Chính phủ bởi cho rằng mức này tuy thấp nhưng đây là lĩnh vực nhạy cảm, ngoài phạt tiền tối đa, Bộ Ngoại giao cũng có thể xử lý bằng các hình thức khác như đấu tranh ngoại giao, tước quyền sử dụng giấy phép, vi phạm nặng sẽ trục xuất...
Đối với hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, Báo cáo thẩm tra nhận định: các vi phạm trong lĩnh vực này thường mang tính nhỏ lẻ, mức độ ảnh hưởng, tác động cũng thường không lớn; mức phạt tiền cần bảo đảm sự tương thích với mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm mang tính tương đồng. Do đó, việc áp dụng mức tiền phạt tối đa đối với các vi phạm trong lĩnh vực này là 20 triệu đồng như Chính phủ đề xuất là phù hợp. Tuy nhiên, cần xác định rõ mức phạt tiền này là mức phạt tối đa áp dụng đối với cá nhân vi phạm.
Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì cần căn cứ quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền tối đa bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết, đồng ý mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là 30 triệu đồng./.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm tới chính sách phát triển đường sắt. Dự thảo Luật cần quy định rõ, đầy đủ hơn và mang tính chất đột phá đối với chính sách phát triển ngành đường sắt, nhất là về đầu tư để đưa đường sắt sớm thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu, yếu kém như hiện nay; phát triển từng loại hình đường sắt trong hệ thống giao thông vận tải nhằm kiến tạo một hệ thống giao thông vận tải đường sắt đồng bộ, bền vững, an toàn, hiệu quả, ít tác động tiêu cực tới môi trường, bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Nêu con số năm 2015, đầu tư cho đường sắt chỉ có 1,6% nhưng đường bộ là hơn 92%, đường thủy nội địa 1,9%, đường hàng hải 3,3% và đường không có 0,3%, cho thấy vừa qua ta mới chỉ tập trung đầu tư cho đường bộ, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhận định ngành đường sắt còn "yếu" là có lý do. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội phải tính tới sự cân đối trong đầu tư, tạo sự hài hòa, kết nối đầy đủ, toàn diện cả 4 hệ thống đường giao thông.
Đặt câu hỏi cần làm gì để tăng thị phần đường sắt, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá những năm gần đây, thị phần đường bộ phát triển nhanh, các tuyến xe rất hấp dẫn, tuy nhiên đường sắt có nhiều cố gắng nhưng loại hình này vẫn chưa hấp dẫn hành khách... Chính sách nào để phát triển đột phá, theo Chủ nhiệm Lê Thị Nga vấn đề này liên quan tới chính sách đầu tư và đề nghị Ban Soạn thảo phải rà soạt lại các chính sách cụ thể quy định tại Điều 5, Điều 6 của dự thảo.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Luật này phải giải quyết cho được những bất cập, hạn chế của ngành đường sắt, tạo ra bước đột phá mới về mặt chính sách pháp luật để đường sắt trong 5, 10 năm tới dần trở thành một trong những lĩnh vực chủ đạo. "Nếu xác định như thế thì biểu đồ đầu tư phải thay đổi lại ngay từ trung hạn của giai đoạn này chứ không phải đợi 5 năm nữa" - Chủ tịch Quốc hội nêu và nhấn mạnh Luật phải giải quyết được những bất cập và mở ra các chính sách đột phá để đưa đường sắt trở thành định hướng phát triển chủ lực, khai thác được lợi thế đặc điểm của Việt Nam, đất nước trải dài từ Bắc vào Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ thấy rằng để nâng cao hiệu quả thì việc đầu tư vào lĩnh vực đường sắt là cần thiết. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Đỗ Bá Tỵ cũng lưu ý việc ưu đãi đầu tư không thể là vô hạn, Điều 6 của dự thảo Luật cần phải có sự rà soát để không có sự xung đột với các luật khác như Luật Đầu tư, Luật Ngân hàng…
Gắn trách nhiệm của địa phương
Một trong những vấn đề được quan tâm trong phiên thảo luận buổi sáng là vấn đề an toàn cho đường ngang dân sinh. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá Điều 48 dự thảo quy định rất chung chung. Khoản 2 quy định "Chính phủ quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn giao thông đường sắt", Chủ nhiệm đề nghị cần có sự rà soát trở lại, Bộ chủ quản cần thống kê để cho biết 5 năm qua bao nhiêu vụ tai nạn xảy ra tại giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, là vụ cụ thể nào, ở nút giao cắt nào, thuộc trách nhiệm của ai; đã xử lý được những tổ chức, cá nhân nào... từ đó rà soát lại các Điều 9, 14, 24, 48... để thấy được nên quy định vấn đề gì trong các điều luật.
Nhấn mạnh những quy định trong Luật phải nghiêm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu có hơn bốn nghìn đường dân sinh trái phép mặc dù trong dự thảo Luật có cấm nhưng nếu không gắn với trách nhiệm và chế tài xử phạt thật nghiêm thì không thực hiện được đúng pháp luật về đường sắt. Chủ tịch Quốc hội đề nghị trong Luật phải có các quy định gắn trách nhiệm không chỉ có của ngành giao thông, ngành đường sắt mà còn có trách nhiệm của các địa phương có đường sắt đi qua...
Về giá/phí trong kinh doanh đường sắt, nhiều ý kiến thống nhất với phương án Chính phủ trình là cho rằng quy định cơ chế phí như hiện nay không phù hợp với cơ chế thị trường, không khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh đường sắt. Để thực hiện chủ trương của Nhà nước về xã hội hóa đầu tư, kinh doanh đường sắt, trong tương lai sẽ có nhiều đơn vị tham gia đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt. Do đó, cần áp dụng cơ chế giá cho linh hoạt và thuận lợi trong việc lựa chọn được đơn vị có khả năng sử dụng hiệu quả nhất kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư. Hơn nữa, đối với kết cấu hạ tầng đường sắt do doanh nghiệp đầu tư, việc sử dụng cơ chế giá cũng sẽ phù hợp cho các nhà đầu tư cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư khi thảo luận cho thuê. Trong Dự thảo Luật đã thể hiện quy định áp dụng hình thức giá cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt như tại Điều 66 và rút ngắn lộ trình thực hiện từ 5 năm (năm 2023) xuống 3 năm (năm 2021) từ ngày Luật mới có hiệu lực (quy định tại Điểm 4 Điều 88).
** Chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực đối ngoại, hợp tác quốc tế.
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết nhìn chung các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đã tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Nhưng bên cạnh các mặt tích cực cũng thường mắc một số sai phạm liên quan đến việc thực hiện Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01-3-2012 của Chính phủ về đăng ký và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số 05/2012/TT- BNG ngày 12-11-2012 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Nghị định số 12.
Vi phạm điển hình thường là cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động, lập văn phòng đại diện và văn phòng dự án tại Việt Nam khi chưa được cấp giấy phép đăng ký; vẫn triển khai các dự án khi chưa triển khai gia hạn giấy phép đăng ký; thuê trụ sở làm việc không xin phép hoặc không đúng địa chỉ như trong giấy đăng ký... thậm chí có một vài tổ chức tham gia hoạt động xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống và bản sắc dân tộc hoặc có hoạt động nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam như tác động vào cải cách thể chế, sửa đổi pháp luật, ra thông cáo, thư ngỏ vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tôn giáo...
Trong lĩnh vực tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam, trong năm 2015 có 1.923 hội nghị, hội thảo quốc tế được các bộ, ngành Trung ương và địa phương cấp giấy phép tổ chức, tăng khoảng 70% về số lượng so với năm 2014. Năm 2016 có 1.725 hội nghị, hội thảo quốc tế được cấp giấy phép, giảm 10% số lượng so với năm 2015 nhưng lại tăng khoảng 13% số lượng đại biểu quốc tế tham dự.
Bên cạnh các mặt tích cực, các hội nghị, hội thảo quốc tế thường mắc các lỗi về tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế về Việt Nam điển hình như: không xin phép hoặc xin phép nhưng không tham khảo ý kiến của Bộ Ngoại giao hoặc các cơ quan, địa phương liên quan; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không theo đúng chương trình, đề án đã được phê duyệt; không báo cáo kết quả hội nghị, hội thảo theo quy định.
Căn cứ đề xuất mức phạt tiền tối đa, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành địa phương nghiên cứu căn cứ pháp lý, tình hình thực tiễn để đề xuất mức phạt tiền cao nhất với những vi phạm điển hình trong từng lĩnh vực, trên cơ sở đó đề xuất mức phạt tối đa chung cho lĩnh vực đối ngoại.
Chính phủ đề xuất cụ thể như sau đối với lĩnh vực hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, theo Thứ trưởng trên thực tế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ là nhân đạo thiện nguyện, việc vi phạm do không nắm vững các quy định pháp luật, nhưng cũng có những tổ chức bên cạnh các hoạt động hỗ trợ nhân đạo còn có hành vi cố tình vi phạm, nhân danh thu lời... nên để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động nhân đạo tại Việt Nam, cũng như phòng ngừa các hành vi vi phạm, Chính phủ nhận thấy cần quy định mức xử phạt chỉ đủ tính răn đe do đây là lĩnh vực nhạy cảm.
Đối với những vi phạm trong lĩnh vực này, Chính phủ kiến nghị mức phạt tối đa là 30 triệu đồng - đây là mức thấp nhất trong mức xử phạt thấp nhất được quy định tại điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực.
Đối với lĩnh vực tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, Chính phủ kiến nghị mức xử phạt tối đa là 20 triệu đồng.
Thẩm tra tờ trình Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết về mức phạt tối đa với tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, đa số ý kiến trong Ủy ban đồng ý với đề xuất của Chính phủ bởi cho rằng mức này tuy thấp nhưng đây là lĩnh vực nhạy cảm, ngoài phạt tiền tối đa, Bộ Ngoại giao cũng có thể xử lý bằng các hình thức khác như đấu tranh ngoại giao, tước quyền sử dụng giấy phép, vi phạm nặng sẽ trục xuất...
Đối với hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, Báo cáo thẩm tra nhận định: các vi phạm trong lĩnh vực này thường mang tính nhỏ lẻ, mức độ ảnh hưởng, tác động cũng thường không lớn; mức phạt tiền cần bảo đảm sự tương thích với mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm mang tính tương đồng. Do đó, việc áp dụng mức tiền phạt tối đa đối với các vi phạm trong lĩnh vực này là 20 triệu đồng như Chính phủ đề xuất là phù hợp. Tuy nhiên, cần xác định rõ mức phạt tiền này là mức phạt tối đa áp dụng đối với cá nhân vi phạm.
Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì cần căn cứ quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền tối đa bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết, đồng ý mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là 30 triệu đồng./.
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long (15/03/2017)
Du lịch Việt Nam (15/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên