Công bố kết quả điều tra người tiêu dùng Việt Nam 2016
TCCSĐT - Ngày 23-02-2017, tại Hà Nội, Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (BSA) tổ chức Hội thảo “Công bố kết quả điều tra người tiêu dùng Việt Nam 2016 và tham vấn cho Bộ tiêu chuẩn tự nguyện về chất lượng thực phẩm”.
Hội thảo nhằm hỗ trợ thông tin và giải pháp cho các doanh nghiệp để nâng cao lợi thế cạnh tranh thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và truyền thông.
Theo Ban Tổ chức, cuộc khảo sát được thực hiện tại 12 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Bình Định, Đà Nẵng, Đắc Lắk, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Đồng Tháp. Đây là những vùng kinh tế trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của hàng Việt Nam chất lượng cao.
Trên cơ sở khảo sát 15.529 người trong cả nước, báo cáo của BSA là kết quả điều tra bình chọn doanh nghiệp đạt Danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2016 diễn ra trong 4 tháng cuối năm 2016. Trong đó, nội dung nghiên cứu bao gồm ý kiến người tiêu dùng về việc hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. Các cuộc khảo sát được tiến hành tập trung tại các vùng nông thôn đối với tất cả các sản phẩm, hàng hóa thuộc 37 ngành hàng; trong đó, chủ yếu là các ngành hàng tư liệu sản xuất.
Theo kết quả điều tra, đã có hơn 3.800 doanh nghiệp được người tiêu dùng Việt Nam nhắc tới; trong đó có 805 doanh nghiệp đạt đủ tỷ lệ bình chọn; 42 doanh nghiệp đạt Danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao trong suốt 21 năm liên tục và 144 doanh nghiệp đạt được Danh hiệu này trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, trong năm 2016 cũng đã có 114 doanh nghiệp không đạt được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao và 59 doanh nghiệp đánh rớt danh hiệu này.
Một số ngành hàng như nước chấm gia vị, thực phẩm khô và đồ ăn liền, bánh kẹo, vật liệu xây dựng (thiết bị vệ sinh, ốp lát) và đồ uống không cồn, có tỷ lệ doanh nghiệp đạt Danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao chiếm số lượng lớn.
Tại Hội thảo, đánh giá tình hình chung về thị trường, về doanh nghiệp và tâm lý tiêu dùng, một số chuyên gia cho rằng, Chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao đã được triển khai 21 năm và thu được nhiều thành công. Trong quá trình triển khai, Chương trình cũng gặp phải nhiều thách thức, nhất là đối với việc làm thế nào để thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt Nam, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của BSA cho thấy, người tiêu dùng đang có tâm lý tẩy chay hàng Trung Quốc, đặc biệt là ở ngành thực phẩm, may mặc, nông sản tươi… Hàng tiêu dùng Thái Lan nhanh chóng nắm thời cơ và thay thế chỗ trống thông qua hàng loạt hệ thống bán lẻ hiện đại như Metro, Big C, B’s mart…
Báo cáo cũng cho biết, người tiêu dùng vẫn bị chi phối bởi quảng cáo. Thói quen mua theo thương hiệu quen thuộc khiến thị trường buộc phải có quảng cáo để khách biết đến sản phẩm. Khác với thành phố, ở nông thôn, mạng xã hội chưa phải kênh thông tin quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm.
Bên cạnh lo ngại về hàng giả, thực trạng “thực phẩm bẩn” thì lo lắng lớn nhất của người tiêu dùng là chưa có nhiều thực phẩm sạch trên thị trường và họ buộc phải lựa chọn những sản phẩm dù biết không an toàn. Lo ngại kế tiếp là việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất…
Bộ tiêu chí (đánh giá xếp hạng) hàng Việt Nam chất lượng cao - chuẩn hội nhập ngành thực phẩm do BSA xây dựng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp hướng tới sự chuyên nghiệp hóa trong khâu quản lý sản xuất đến cung ứng, phát triển và quảng bá thương hiệu, đặc biệt là mở thêm cơ hội phát triển thị trường và hướng tới xuất khẩu. Bộ tiêu chí này sẽ được doanh nghiệp sử dụng song song với thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn”./.
Mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin, góp phần giảm nghèo đa chiều bền vững ở các tỉnh Tây Bắc  (23/02/2017)
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (23/02/2017)
Năm tổ chức chính trị - xã hội ký giao ước thi đua năm 2017  (23/02/2017)
Tăng cường hợp tác công nghệ cao giữa Việt Nam - Israel  (23/02/2017)
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU sẽ sớm được phê chuẩn  (22/02/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên