Cập nhật tình hình triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 2030
TCCSĐT - Ngày 21-12-2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo “Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và cập nhật tình hình triển khai thực hiện ở Việt Nam” nhằm nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin cho báo chí về Chương trình nghị sự 2030 và cập nhật tình hình triển khai thực hiện ở Việt Nam.
Mục tiêu của Chương trình Nghị sự đến năm 2030 là duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tại Hội thảo, Đại diện Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết: Dựa trên 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể của Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững (SDG) để xác định mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp cho Việt Nam, căn cứ vào điều kiện thực tiễn và nhiều chiến lược phát triển của Việt Nam, trong tháng 8 và 9-2016, đã diễn ra các hội thảo tham vấn kết quả và rà soát các mục tiêu SDG để thảo luận lựa chọn các mục tiêu phù hợp, khả thi với Việt Nam. Tháng 11-2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thiện dự thảo Kế hoạch hành động và trình Thủ tướng Chính phủ.
Chương trình Nghị sự 2030 đã đưa ra tầm nhìn cho giai đoạn phát triển 15 năm với 17 mục tiêu phát triển bền vững và các hành động tiếp nối. Các mục tiêu SDG của Việt Nam đến năm 2030 bao gồm:
1- Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; 2- Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển bền vững; 3- Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người dân ở mọi lứa tuổi; 4- Bảo đảm nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; 5- Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền cho phụ nữ và trẻ em gái; 6- Bảo đảm đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người; 7- Bảo đảm khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người; 8- Bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; 9- Xây dựng kết cấu hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới; 10- Giảm bất bình đẳng trong xã hội; 11- Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; bảo đảm môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng; 12- Bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững; 13- Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai; 14- Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững; 15- Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất; 16- Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp; 17- Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Các nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn 2017 - 2020 bao gồm nhiều vấn đề, như xây dựng Kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức trong năm 2017 để triển khai SDG của Việt Nam đến năm 2030; xây dựng các chương trình, đề án, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện các mục tiêu SDG… Trong giai đoạn 2021 - 2030, triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch hành động để thực hiện thành công SDG của Việt Nam đến năm 2030; nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về phát triển bền vững và SDG của Việt Nam; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư, các đối tác phát triển trong thực hiện các SDG; đồng thời huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ của quốc tế cho việc thực hiện SDG của Việt Nam…
Hiện nay, Kế hoạch hành động là một trong những nội dung thảo luận chính của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững nhằm tư vấn cho Chính phủ triển khai thực hiện SDG trong thời gian tới.
Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc diễn ra từ ngày 25 đến 27-9-2015 tại NewYork. Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tổ chức các hoạt động nhằm triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 2030. Chương trình Nghị sự 2030 đã được đưa vào các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội và Chính phủ. |
Ủy ban Quốc gia APEC 2017 họp phiên toàn thể lần thứ sáu  (21/12/2016)
Về bảo đảm thực hiện an sinh xã hội đối với người khuyết tật  (21/12/2016)
Báo chí Campuchia ca ngợi mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam  (20/12/2016)
Việt Nam lên án mạnh mẽ vụ tấn công khiến Đại sứ Nga thiệt mạng  (20/12/2016)
Việt Nam chia sẻ nỗi đau với các gia đình sau vụ tấn công ở Đức  (20/12/2016)
Lãnh đạo Việt Nam gửi Điện thăm hỏi sau vụ Đại sứ Nga bị sát hại  (20/12/2016)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay