Viettel đã tạo ra một mẫu hình tăng trưởng mới cho Việt Nam
22:49, ngày 17-12-2016
Thủ tướng cho rằng, chúng ta không thể cứ khai thác tài nguyên thiên nhiên hay lao động giá rẻ mà cần đẩy mạnh phát triển các ngành, sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Đó là sự phát triển chủ yếu dựa trên sự đổi mới sáng tạo, dựa trên công nghệ tiên tiến và năng suất cao.
Sáng 17-12-2016 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ kỷ niệm 10 năm Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel đầu tư ra nước ngoài.
Sau 10 năm tham gia hoạt động đầu tư quốc tế, Viettel đã đầu tư tại 11 quốc gia với quy mô dân số 320 triệu dân, gấp 3 lần dân số Việt Nam. Trong đó, tại 5 nước đã kinh doanh được 5 năm đều có lãi và đứng nhất, nhì thị trường. Thậm chí tại một số nước đầu tư chưa đến 2 năm nhưng đã đứng đầu như tại Tanzania, Burundi.
Năm 2016, giá trị của 9 công ty nước ngoài của Viettel ở mức 4,5-5 tỉ USD tính theo giá trị thuê bao. Năm nay, dự kiến chỉ riêng doanh thu từ viễn thông nước ngoài của Viettel đã đem về gần 1,4 tỉ USD, lũy kế đến nay đạt 6,5 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 25%/năm, cao gấp 10 lần so với tốc độ tăng trưởng của ngành viễn thông thế giới.
Viettel hiện phục vụ 100 triệu khách hàng, trong đó số khách hàng quốc tế là hơn 35 triệu, tăng 12 lần kể từ khi khai trương thị trường nước ngoài đầu tiên. Nhờ vậy, Viettel đã xếp hạng top 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng đánh giá, trải qua các giai đoạn xây dựng và phát triển, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, Viettel đã vươn lên mạnh mẽ trở thành tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam. Chúng ta tự hào có Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài thành công với quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ cao là viễn thông và công nghệ thông tin. Viettel đã và đang liên tục tăng trưởng mạnh, đứng trong tốp đầu về doanh thu, nộp ngân sách nhà nước và hiện là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất Việt Nam. Các dự án đầu tư của Viettel còn là nhịp cầu nối quan trọng giúp tăng cường và thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước.
“Kết quả đạt được trên đây của Tập đoàn đã tạo niềm tin cho cộng đồng quốc tế, các đối tác nước ngoài; đồng thời điều đặc biệt quan trọng là đã truyền cảm hứng và sự tự tin cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đầu tư kinh doanh ở nước ngoài”, Thủ tướng nói. “Trong thời đại hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cách mở rộng thị trường của mình, tham gia sâu vào thị trường quốc tế, phải học cách kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn quốc tế”. Thời gian tới, Thủ tướng lưu ý Viettel tập trung vào một số nội dung.
Một là, Thắng không kiêu - Bại không nản là điều đầu tiên tôi muốn Tập đoàn chúng ta luôn ý thức. Viettel đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, không chỉ theo nghĩa có quy mô lớn, mà còn theo nghĩa là nhà đầu tư đích thực, có năng lực giải quyết các vấn đề xã hội, tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành viễn thông của tất cả các quốc gia mà Viettel đầu tư”, Thủ tướng bày tỏ và cho rằng một thương hiệu tốt không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản quốc gia.
Viettel phải bảo vệ thương hiệu của mình như bảo vệ tài sản của quốc gia. Viettel cần chú trọng công tác dự báo, phân tích và quản trị rủi ro. Viettel cũng cần giữ gìn văn hóa và mối quan hệ bằng hữu với các nước đang đầu tư như đã làm trong thời gian qua.
Hai là, Viettel đã tạo ra một mẫu hình tăng trưởng mới cho Việt Nam. Chúng ta không thể cứ khai thác tài nguyên thiên nhiên hay lao động giá rẻ mà cần đẩy mạnh phát triển các ngành, sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Đó là sự phát triển chủ yếu dựa trên sự đổi mới sáng tạo, dựa trên công nghệ tiên tiến và năng suất cao.
“Trong một thế giới phẳng, các đồng chí mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng các phương thức kinh doanh mới, bao gồm cả sáp nhập và mua bán (M&A). Viettel đã đi đầu và sẽ phải là nòng cốt trong bước chuyển về sức canh tranh và hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng ta rất cần và mong muốn có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn như Viettel”, Thủ tướng chia sẻ.
Ba là, lịch sử đã cho thấy có những doanh nghiệp không chỉ cung cấp cho thế giới những sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời mà quan trọng hơn, họ đã làm thay đổi thế giới, phương thức sống và sinh hoạt của con người. “Tôi cảm nhận rất rõ sự đam mê và khát vọng, tinh thần dám nghĩ dám làm của hơn 50.000 cán bộ, công nhân viên Tập đoàn”, Thủ tướng bày tỏ. “Với tất cả niềm tin, tôi đặt hàng Viettel bài toán thách thức này”.
Thủ tướng đề nghị Viettel cần liên tục sáng tạo và khởi tạo những không gian phát triển mới. Không chỉ là thiết lập các mô hình, ý tưởng sản xuất kinh doanh, mà còn là khởi sự hành động trong các lĩnh vực khác nhau, hướng tới phục vụ cộng đồng, xã hội, giải quyết bài toán về con người và sự phát triển bền vững. Viettel phải thực hiện tốt vai trò là trung tâm thúc đẩy, khuyến khích khởi nghiệp, trước hết về viễn thông và công nghệ thông tin. Đây là lĩnh vực rất có tiềm năng đối với thanh niên Việt Nam, những con người thông minh, sáng tạo.
Bốn là, tăng cường kỷ luật kỷ cương - Kỷ luật là sức manh của Quân đội; rèn luyện, nêu cao phẩm chất đạo đức, lối sống, chống tiêu cực, tham nhũng; có chiến lược dài hạn về phát triển nguồn nhân lực để nâng cao sức mạnh tổng thể của Tập đoàn, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Năm là, để có được những thành công vững bước tiến ra thế giởi như ngày hôm nay là nhờ công sức, sự cố gắng lao động quên mình của biết bao cán bộ chiến sĩ, trong số đó có rất nhiều người đang phải xa quê hương, làm việc ở nước ngoài hay những vùng biên giới, hải đảo, những khu vực thời tiết hết sức khắc nghiệt... Viettel cần làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, người lao động, đồng thời phải làm tốt công tác hậu phương quân đội, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
“Trong 10 năm tới, Viettel toàn cầu không phải chỉ 10 nước như hôm nay mà sẽ là gấp 2, gấp 3 lần, với thị trường vượt ngưỡng tỷ người. Chúc Viettel đạt được ước vọng của mình: Trở thành một tập đoàn toàn cầu, nằm trong số 20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới”, Thủ tướng tin tưởng và chúc cho niềm tin, khát vọng luôn cháy bỏng trong từng chiến sĩ Viettel.
Tại buổi lễ, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, Viettel sẽ tiếp tục xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại, băng thông rộng, phủ sóng 4G rộng khắp, giá cả phù hợp để mọi người dân ở các thị trường đều tiếp cận được dịch vụ. Kết hợp viễn thông với công nghệ thông tin, với thiết bị điện tử để làm cho hạ tầng xã hội được thông minh hơn, các thành phố thông minh hơn.
Cũng tại buổi lễ, Viettel đã công bố thông tin chính thức nhận giấy phép đầu tư viễn thông quốc tế thứ 10 thông qua liên doanh tại Myanmar./.
Sau 10 năm tham gia hoạt động đầu tư quốc tế, Viettel đã đầu tư tại 11 quốc gia với quy mô dân số 320 triệu dân, gấp 3 lần dân số Việt Nam. Trong đó, tại 5 nước đã kinh doanh được 5 năm đều có lãi và đứng nhất, nhì thị trường. Thậm chí tại một số nước đầu tư chưa đến 2 năm nhưng đã đứng đầu như tại Tanzania, Burundi.
Năm 2016, giá trị của 9 công ty nước ngoài của Viettel ở mức 4,5-5 tỉ USD tính theo giá trị thuê bao. Năm nay, dự kiến chỉ riêng doanh thu từ viễn thông nước ngoài của Viettel đã đem về gần 1,4 tỉ USD, lũy kế đến nay đạt 6,5 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 25%/năm, cao gấp 10 lần so với tốc độ tăng trưởng của ngành viễn thông thế giới.
Viettel hiện phục vụ 100 triệu khách hàng, trong đó số khách hàng quốc tế là hơn 35 triệu, tăng 12 lần kể từ khi khai trương thị trường nước ngoài đầu tiên. Nhờ vậy, Viettel đã xếp hạng top 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng đánh giá, trải qua các giai đoạn xây dựng và phát triển, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, Viettel đã vươn lên mạnh mẽ trở thành tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam. Chúng ta tự hào có Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài thành công với quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ cao là viễn thông và công nghệ thông tin. Viettel đã và đang liên tục tăng trưởng mạnh, đứng trong tốp đầu về doanh thu, nộp ngân sách nhà nước và hiện là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất Việt Nam. Các dự án đầu tư của Viettel còn là nhịp cầu nối quan trọng giúp tăng cường và thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước.
“Kết quả đạt được trên đây của Tập đoàn đã tạo niềm tin cho cộng đồng quốc tế, các đối tác nước ngoài; đồng thời điều đặc biệt quan trọng là đã truyền cảm hứng và sự tự tin cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đầu tư kinh doanh ở nước ngoài”, Thủ tướng nói. “Trong thời đại hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cách mở rộng thị trường của mình, tham gia sâu vào thị trường quốc tế, phải học cách kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn quốc tế”. Thời gian tới, Thủ tướng lưu ý Viettel tập trung vào một số nội dung.
Một là, Thắng không kiêu - Bại không nản là điều đầu tiên tôi muốn Tập đoàn chúng ta luôn ý thức. Viettel đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, không chỉ theo nghĩa có quy mô lớn, mà còn theo nghĩa là nhà đầu tư đích thực, có năng lực giải quyết các vấn đề xã hội, tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành viễn thông của tất cả các quốc gia mà Viettel đầu tư”, Thủ tướng bày tỏ và cho rằng một thương hiệu tốt không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản quốc gia.
Viettel phải bảo vệ thương hiệu của mình như bảo vệ tài sản của quốc gia. Viettel cần chú trọng công tác dự báo, phân tích và quản trị rủi ro. Viettel cũng cần giữ gìn văn hóa và mối quan hệ bằng hữu với các nước đang đầu tư như đã làm trong thời gian qua.
Hai là, Viettel đã tạo ra một mẫu hình tăng trưởng mới cho Việt Nam. Chúng ta không thể cứ khai thác tài nguyên thiên nhiên hay lao động giá rẻ mà cần đẩy mạnh phát triển các ngành, sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Đó là sự phát triển chủ yếu dựa trên sự đổi mới sáng tạo, dựa trên công nghệ tiên tiến và năng suất cao.
“Trong một thế giới phẳng, các đồng chí mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng các phương thức kinh doanh mới, bao gồm cả sáp nhập và mua bán (M&A). Viettel đã đi đầu và sẽ phải là nòng cốt trong bước chuyển về sức canh tranh và hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng ta rất cần và mong muốn có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn như Viettel”, Thủ tướng chia sẻ.
Ba là, lịch sử đã cho thấy có những doanh nghiệp không chỉ cung cấp cho thế giới những sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời mà quan trọng hơn, họ đã làm thay đổi thế giới, phương thức sống và sinh hoạt của con người. “Tôi cảm nhận rất rõ sự đam mê và khát vọng, tinh thần dám nghĩ dám làm của hơn 50.000 cán bộ, công nhân viên Tập đoàn”, Thủ tướng bày tỏ. “Với tất cả niềm tin, tôi đặt hàng Viettel bài toán thách thức này”.
Thủ tướng đề nghị Viettel cần liên tục sáng tạo và khởi tạo những không gian phát triển mới. Không chỉ là thiết lập các mô hình, ý tưởng sản xuất kinh doanh, mà còn là khởi sự hành động trong các lĩnh vực khác nhau, hướng tới phục vụ cộng đồng, xã hội, giải quyết bài toán về con người và sự phát triển bền vững. Viettel phải thực hiện tốt vai trò là trung tâm thúc đẩy, khuyến khích khởi nghiệp, trước hết về viễn thông và công nghệ thông tin. Đây là lĩnh vực rất có tiềm năng đối với thanh niên Việt Nam, những con người thông minh, sáng tạo.
Bốn là, tăng cường kỷ luật kỷ cương - Kỷ luật là sức manh của Quân đội; rèn luyện, nêu cao phẩm chất đạo đức, lối sống, chống tiêu cực, tham nhũng; có chiến lược dài hạn về phát triển nguồn nhân lực để nâng cao sức mạnh tổng thể của Tập đoàn, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Năm là, để có được những thành công vững bước tiến ra thế giởi như ngày hôm nay là nhờ công sức, sự cố gắng lao động quên mình của biết bao cán bộ chiến sĩ, trong số đó có rất nhiều người đang phải xa quê hương, làm việc ở nước ngoài hay những vùng biên giới, hải đảo, những khu vực thời tiết hết sức khắc nghiệt... Viettel cần làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, người lao động, đồng thời phải làm tốt công tác hậu phương quân đội, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
“Trong 10 năm tới, Viettel toàn cầu không phải chỉ 10 nước như hôm nay mà sẽ là gấp 2, gấp 3 lần, với thị trường vượt ngưỡng tỷ người. Chúc Viettel đạt được ước vọng của mình: Trở thành một tập đoàn toàn cầu, nằm trong số 20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới”, Thủ tướng tin tưởng và chúc cho niềm tin, khát vọng luôn cháy bỏng trong từng chiến sĩ Viettel.
Tại buổi lễ, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, Viettel sẽ tiếp tục xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại, băng thông rộng, phủ sóng 4G rộng khắp, giá cả phù hợp để mọi người dân ở các thị trường đều tiếp cận được dịch vụ. Kết hợp viễn thông với công nghệ thông tin, với thiết bị điện tử để làm cho hạ tầng xã hội được thông minh hơn, các thành phố thông minh hơn.
Cũng tại buổi lễ, Viettel đã công bố thông tin chính thức nhận giấy phép đầu tư viễn thông quốc tế thứ 10 thông qua liên doanh tại Myanmar./.
Thủ tướng: Không để người dân lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”  (17/12/2016)
Việt Nam và Angola nghiên cứu lập liên doanh sản xuất lúa gạo  (17/12/2016)
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Mỗi người dân là một ''cảm biến xã hội"  (17/12/2016)
Tôn vinh các sản phẩm và đơn vị đóng góp lớn cho nền nông nghiệp  (16/12/2016)
Phó Thủ tướng tiếp Bộ trưởng văn phòng Tổng thống Ba Lan  (16/12/2016)
Thủ tướng tiếp Đại sứ Cộng hòa Ireland và Đại sứ Timor Leste  (16/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay