Một số văn bản chỉ đạo, điều hành mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc chuyển mục đích sử dụng rừng Vườn quốc gia Cát Tiên để thực hiện Dự án "Cải tạo, xây dựng đường giao thông Vườn quốc gia Cát Tiên".
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương chuyển đổi 3,98 ha rừng đặc dụng thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Vườn quốc gia Cát Tiên thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng 3,98 ha rừng đặc dụng nêu trên theo đúng quy định hiện hành.
Tiếp tục triển khai Dự án Trung tâm Hành chính - Chính trị TP. Hòa Bình
Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo tiếp tục triển khai Dự án Khu trung tâm hành chính - chính trị thành phố Hòa Bình.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện cơ chế thanh toán cho Dự án trên theo quy định tại Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26-6-2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng theo hình thức Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT).
Bộ Tài chính hướng dẫn UBND tỉnh Hòa Bình thực hiện việc thanh toán cho Dự án bảo đảm quản lý chặt chẽ tài sản nhà nước.
UBND tỉnh Hòa Bình chịu trách nhiệm toàn diện chỉ đạo rà soát Hợp đồng BT của Dự án bảo đảm theo đúng quy định tại Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg và thực hiện Dự án theo đúng quy định pháp luận hiện hành.
Bổ sung Nhà máy sản xuất phân bón NPK vào quy hoạch
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc bổ sung Dự án Nhà máy sản xuất phân bón NPK công suất 50.000 tấn/năm và phân lân công suất 10.000 tấn/năm vào Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2025.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo, hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho dự án theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư và các pháp luật khác có liên quan.
Làm rõ phản ánh vi phạm đất đai tại Đông Anh (TP. Hà Nội)
Báo Bảo vệ pháp luật các số 90, 100, 103 ra từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 25 tháng 12 năm 2015 và các số 4, 19, 26, 36, 42, 43, 44 ra từ ngày 12 tháng 1 đến ngày 31 tháng 5 năm 2016 có bài viết phản ánh về vi phạm và xử lý vi phạm đất đai tại thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Về việc này, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo kiểm tra làm rõ nội dung phản ánh của Báo Bảo vệ pháp luật về những vi phạm và xử lý vi phạm về đất đai tại thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01-11-2016.
Cơ cấu lại nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020
Thực hiện điều chuyển, cơ cấu lại các nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 như: vốn nước ngoài, tiền thu từ xổ số kiến thiết của các địa phương để đưa vào cân đối ngân sách theo đúng quy định để giảm phần hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương.
Đó là chỉ đạo trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 và Phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2017.
Đối với Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát danh mục công trình, dự án theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể theo đúng Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ XIII và các nghị quyết liên quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; trong đó báo cáo rõ cơ chế đầu tư, việc bố trí vốn đối với các dự án quan trọng quốc gia thuộc các lĩnh vực: giao thông đường bộ (nhất là đường cao tốc Bắc - Nam), đường thủy, đường sắt, đường hàng không; ứng phó biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn; các công trình có tính chất vùng, liên vùng; các dự án hạ tầng xã hội như y tế, giáo dục, thông tin truyền thông, khoa học công nghệ...
Tính toán, phân bổ trong phạm vi 2.000 nghìn tỷ đồng tổng mức kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ động làm việc và thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính về số bội chi ngân sách địa phương; số vốn tăng thêm dành cho đầu tư công (nếu còn nguồn); việc sử dụng nguồn xổ số kiến thiết giai đoạn 2017-2020 cho các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi và các lĩnh vực cấp thiết khác của địa phương.
Rà soát lại các nguyên tắc, tiêu chí và xác định thứ tự ưu tiên để phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 trong phạm vi tổng mức đầu tư nêu trên; cắt giảm các công trình, dự án có mức độ ưu tiên thấp hơn để tập trung bố trí vốn cho một số dự án lớn, quan trọng, có tính chất vùng, liên vùng, có vai trò lan tỏa lớn như: Đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường ven biển, đường tuần tra biên giới (phía giáp Tây Nam); chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu; biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn…
Bố trí thành mục riêng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 để bố trí cấp đủ phần cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý và tối thiểu 50% vốn điều lệ theo quy định cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội; bố trí khoản dự phòng ngân sách theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015.
Đối với Phương án phân bổ kế hoạch vốn năm 2017, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương làm việc với Bộ Tài chính để thống nhất các số liệu còn khác nhau như: tổng mức kế hoạch đầu tư công, bội chi ngân sách địa phương, vốn cân đối ngân sách địa phương theo tiêu chí, định mức quy định tại Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVHQH13 và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14-9-2015 của Thủ tướng Chính phủ, số vốn bổ sung cho các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn nước ngoài,…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương báo cáo, đề xuất phương án sử dụng khoản tiền 10.000 tỷ đồng từ nguồn thu bán cổ phần sở hữu của nhà nước tại một số doanh nghiệp năm 2015 chưa sử dụng để bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư trong kế hoạch năm 2017.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam gồm: Tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hoá, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và tổ chức công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Về nguyên tắc đăng ký hoạt động, Nghị định quy định tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hoá, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, quá trình, môi trường (đối tượng đánh giá sự phù hợp) chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của một bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công thì thực hiện đăng ký hoạt động tại bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý đối tượng đó.
Tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với đối tượng đánh giá sự phù hợp tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý của từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên thì thực hiện đăng ký hoạt động tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với hai hoặc nhiều đối tượng đánh giá sự phù hợp chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của hai hoặc nhiều bộ quản lý ngành, lĩnh vực thì thực hiện đăng ký hoạt động tại các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý từng đối tượng tương ứng.
Bổ nhiệm Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tại Quyết định 1881/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Phan Ngọc Minh, Trưởng Ban kế hoạch - Tài chính, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giữ chức vụ Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Rà soát, đánh giá các văn bản liên quan đến lĩnh vực đối ngoại
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, đánh giá tổng kết các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, phù hợp với Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21-01-2015 của Bộ Chính trị khóa XI.
Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu các vướng mắc, hạn chế liên quan đến việc triển khai Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BNG-BNV ngày 28-6-2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đoàn ra, nhất là tại các địa bàn có nhiều hợp tác địa phương để tránh trùng lặp về nội dung, dày về tần suất, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm.
Đầu tư xây dựng 50 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định
Đây là mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đặt mục tiêu kiện toàn hệ thống, mạng lưới kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông đường bộ; ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, góp phần bảo vệ và duy trì tuổi thọ của công trình đường bộ; thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động vận tải, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về giá cước vận tải; hạn chế xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ.
Cụ thể, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành mạng lưới kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc; đầu tư xây dựng, lắp đặt 28 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên đường bộ.
Giai đoạn sau năm 2020 đến 2030, hoàn thiện mạng lưới kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc; đầu tư xây dựng, lắp đặt 22 Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định.
Nguyên tắc lựa chọn vị trí đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe là bố trí trên các tuyến đường bộ trọng điểm, các hành lang vận tải đường bộ chính; kiểm soát tối đa các phương tiện lưu thông trên đường bộ (kể cả phương tiện từ các khu vực lân cận, các đầu mối nguồn hàng, cửa khẩu, bến cảng…); hạn chế tối đa hiện tượng xe quá tải đi vòng đường khác để trốn, tránh việc kiểm tra, kiểm soát của Trạm kiểm tra tải trọng xe; hạn chế tối đa các tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực khai thác của đường bộ; hạn chế việc đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe trong phạm vi khu vực nội thành, nội thị, các đô thị để chống ùn tắc giao thông; rà soát, điều chỉnh vị trí một số Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định để kết hợp với Trạm thu phí lân cận mà không làm giảm chức năng kiểm soát tải trọng xe của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
Kinh phí đầu tư xây dựng các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ dự kiến khoảng 840 tỷ đồng./.
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch: Hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại Đông Nam Á phù hợp với lợi ích của cả ASEAN và Hoa Kỳ  (02/10/2016)
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch: Hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại Đông Nam Á phù hợp với lợi ích của cả ASEAN và Hoa Kỳ  (02/10/2016)
Nga, Mỹ thảo luận khả năng giảm căng thẳng ở Syria  (02/10/2016)
Anh cam kết sẽ mở cửa với người lao động EU  (02/10/2016)
Anh cam kết sẽ mở cửa với người lao động EU  (02/10/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay