Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch: Hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại Đông Nam Á phù hợp với lợi ích của cả ASEAN và Hoa Kỳ
Phát biểu tại cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Aston Carter (A-stơn Ca-tơ) khẳng định chiến lược “tái cân bằng” của Hoa Kỳ sẽ được tiếp tục thực hiện trong nhiệm kỳ của Tổng thống mới. Những cam kết của Hoa Kỳ đối với châu Á - Thái Bình Dương vẫn được triển khai. Ông Aston Carter đánh giá cao đóng góp của ASEAN trong việc bảo đảm an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương và nhấn mạnh Hoa Kỳ ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế hợp tác do ASEAN dẫn dắt ở khu vực.
Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tái khẳng định các cam kết hợp tác được lãnh đạo các nước ASEAN và Hoa Kỳ đưa ra tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ ở Sunnyland, Hoa Kỳ vào tháng 02-2016 và Hội nghị cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ hồi tháng 9-2016 tại Lào. Các Bộ trưởng đã thảo luận về một mạng lưới an ninh khu vực dựa trên luật lệ và dung nạp để các nước có thể đóng góp vào việc bảo đảm hòa bình và thịnh vượng. Các Bộ trưởng cũng đã trao đổi ý kiến về vấn đề an ninh biển, chống khủng bố và đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, các nước cần có nỗ lực chung để đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như thảm họa thiên tai, cướp biển… Ông Aston Carter cho rằng thảm họa, thiên tai ảnh hưởng nặng nề với người dân trong khu vực vì vậy việc phối hợp của ASEAN trong vấn đề hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa (HADR) là hết sức cần thiết. Các Bộ trưởng nhất trí đánh giá các trung tâm HADR của ASEAN đã phát huy hiệu quả tốt trong thời gian qua. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cũng nêu ý kiến về việc ASEAN nên tham khảo kinh nghiệm tổ chức mô hình thiết lập cầu hàng không HADR như ở châu Âu.
Về vấn đề an ninh biển, phía Hoa Kỳ đề nghị tăng cường hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Hoa Kỳ với các nước ASEAN. Ông Aston Carter cho biết Hoa Kỳ mong muốn cùng các nước nỗ lực duy trì tuyến đường hàng hải có tính chất sống còn đối với thế giới ở khu vực Đông Nam Á được an toàn và tự do lưu thông. Để thúc đẩy hợp tác, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã mời Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đến thăm Cơ quan liên ngành miền Nam Hoa Kỳ về thực thi luật pháp trên biển, có trụ sở ở bang Florida (Phlo-ri-đa).
Liên quan đến vấn đề chống khủng bố, các Bộ trưởng nhất trí cho rằng, cần tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin trong bối cảnh có những quan ngại về các hoạt động khủng bố có chiều hướng gia tăng tại khu vực.
Chia sẻ ý kiến của các Bộ trưởng tại cuộc gặp, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, cho rằng hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực nói chung và Đông Nam Á nói riêng phù hợp với lợi ích của cả ASEAN và Hoa Kỳ. Theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch, sự tham gia có trách nhiệm của Hoa Kỳ cũng như các nước đối tác khác vì hòa bình, ổn định và phát triển tại Đông Nam Á, cũng như tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ giúp ASEAN hiện thực hóa mục tiêu Cộng đồng ASEAN 2025 và xa hơn. Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh: “ASEAN luôn phấn đấu duy trì đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm, động lực trong hợp tác với các đối tác. Chúng tôi hy vọng sự hợp tác của Hoa Kỳ sẽ góp phần củng cố đoàn kết, thống nhất và nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN”.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng quan hệ giữa ASEAN và Hoa Kỳ và các đối tác ngoài khu vực có vai trò quan trọng đối với hòa bình, an ninh và phát triển. Do đó, tăng cường đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ, nhất là đối thoại không chính thức để tham vấn, tăng cường hiểu biết về chính sách cũng như các ưu tiên của nhau là rất quan trọng. ASEAN và Hoa Kỳ cần phát huy các cơ chế hợp tác và đối thoại như Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn khu vực ASEAN và Đối thoại Shangri-La. Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh, bất cứ nỗ lực nào vì mục đích duy trì hòa bình, thúc đẩy hợp tác và phát triển đều cần phải được ủng hộ và thúc đẩy.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, ASEAN và Hoa Kỳ cũng cần tập trung xây dựng năng lực hành động chung trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Thực tiễn việc cứu hộ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo thời gian qua trong khu vực cho thấy nhu cầu tăng cường chia sẻ thông tin kịp thời, hỗ trợ huấn luyện-đào tạo, nâng cao năng lực phối hợp cụ thể giữa ASEAN và các nước đối tác. Hoa Kỳ là quốc gia có thế mạnh trong xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống. Vì vậy, Đại tướng Ngỗ Xuân Lịch đề nghị Hoa Kỳ tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nước ASEAN, nhất là trong tìm kiếm cứu nạn tại khu vực Đông Nam Á.
Tại cuộc gặp, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đánh giá cao việc ASEAN thành lập các trung tâm chia sẻ thông tin về hàng hải, trung tâm quân y, trung tâm điều phối hoạt động hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa. Việt Nam đã và sẽ cử sĩ quan tham gia các trung tâm này. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cho rằng, sự ra đời và hoạt động của các trung tâm này đã góp phần tăng cường sự đoàn kết và phối hợp hoạt động của các nước ASEAN cũng như giữa ASEAN và các đối tác, vì vậy ASEAN cần phát huy các nỗ lực hợp tác như vậy.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch thông báo trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma) tháng 5-2016, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Ý định thư thành lập nhóm công tác về Sáng kiến lưu trữ trang thiết bị y tế và nhân đạo (CHAMSI). CHAMSI là thỏa thuận dân sự và mang ý nghĩa thuần túy nhân đạo. Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định:“Trong bối cảnh khu vực thường xuyên phải hứng chịu các thảm họa thiên nhiên như hiện nay, CHAMSI là rất thiết thực, cho phép triển khai các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ hậu quả thiên tai, hỗ trợ nhân đạo kịp thời và hiệu quả hơn, góp phần phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống của người dân trong khu vực’’.
Cuộc gặp Không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN-Hoa Kỳ tại Hawai đã ghi thêm một dấu mốc trong quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ. Việc Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam, do Đại tướng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu, tham dự Cuộc gặp đã thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với các hoạt động của ASEAN cũng như khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam thông qua các hoạt động tại các diễn đàn đa phương, thúc đẩy các nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực.
* Bên lề Cuộc gặp Không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN-Hoa Kỳ, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thái Lan, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore. Tại các cuộc tiếp xúc, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và các Bộ trưởng nhất trí đẩy mạnh hợp tác quốc phòng thực chất vì lợi ích của mỗi nước cũng như đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực. Các Bộ trưởng cũng cho rằng, cần tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo quân đội các nước ASEAN để hợp tác ngày càng hiệu quả cũng như củng cố sự đoàn kết của ASEAN./.
Nga, Mỹ thảo luận khả năng giảm căng thẳng ở Syria  (02/10/2016)
Anh cam kết sẽ mở cửa với người lao động EU  (02/10/2016)
Anh cam kết sẽ mở cửa với người lao động EU  (02/10/2016)
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tiếp xúc cử tri tỉnh Trà Vinh  (02/10/2016)
Tây Ban Nha có thể thành lập chính phủ mới phá vỡ bế tắc chính trị  (02/10/2016)
Phải minh bạch về môi trường để người dân tin tưởng  (02/10/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên