Đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo văn bản phải trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo, có kế hoạch cụ thể, phân công và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân chủ trì và phối hợp trong quá trình soạn thảo, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để có biện pháp rút ngắn thời gian soạn thảo, thẩm định, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ theo Thông báo số 66/TB-VPCP ngày 27-4-2016 của Văn phòng Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo quyết liệt việc tập hợp, rà soát các điều kiện đầu tư kinh doanh đang quy định tại các Thông tư, Quyết định của Bộ trưởng theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 3478/BKHĐT-PC ngày 09-5-2016 để tổng hợp, xây dựng các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Các Bộ gửi kết quả rà soát đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ trước ngày 21-5-2016, trong đó xác định rõ số lượng các Thông tư, Quyết định của Bộ trưởng có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, số lượng và tên các Nghị định; đồng thời đẩy nhanh tiến độ soạn thảo các Nghị định này, trình Chính phủ trước 30-5-2016 theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư, nhưng chưa ban hành Nghị định của Chính phủ quy định về đầu tư kinh doanh, các cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ trước ngày 30-5-2016 theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Trình ban hành văn bản trước 30-5-2016
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước ngày 30-5-2016 các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm của từng bộ, cơ quan. Hết thời hạn nêu trên, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chưa ký trình Chính phủ các Nghị định trong phạm vi quản lý sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo rút ngắn thời gian thẩm định, có văn bản thẩm định trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo Nghị định.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất về các vấn đề còn ý kiến khác nhau trước khi trình Chính phủ và tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp không thống nhất phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực chỉ đạo việc xử lý. Đối với các dự thảo Nghị định đã được các bộ, cơ quan ngang Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tập trung ưu tiên thẩm tra, rút ngắn thời gian trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hằng tuần, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình xây dựng các văn bản.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp tình hình soạn thảo, trình các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ tháng 5-2016./.
Quá trình hoàn thiện pháp luật về bầu cử ở Việt Nam (15/05/2016)
Quá trình hoàn thiện pháp luật về bầu cử ở Việt Nam (15/05/2016)
Quá trình hoàn thiện pháp luật về bầu cử ở Việt Nam (15/05/2016)
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam