Diễn đàn “Thương hiệu quốc gia với truyền thông và cộng đồng”
TCCSĐT - Ngày 20-4, nhân ngày Thương hiệu Việt Nam, Hội đồng Thương hiệu quốc gia tổ chức Diễn đàn “Thương hiệu quốc gia với truyền thông và cộng đồng”. Các đồng chí: Bùi Thế Đức, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, chủ trì diễn đàn.
Diễn đàn được tổ chức với mục tiêu giới thiệu tới các cơ quan, tổ chức hữu quan, hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ quan thông tấn báo chí về ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình Thương hiệu quốc gia trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay.
Chương trình Thương hiệu quốc gia là chương trình được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai nhằm xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam là đất nước có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao.
Biểu trưng Thương hiệu quốc gia có tựa đề Giá trị Việt Nam (Vietnam Value) được trao cho các thương hiệu sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí của Chương trình. Việc lựa chọn các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia được tiến hành hai năm một lần. Các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm được lựa chọn phải có vị thế dẫn đầu ngành và cùng chia sẻ, theo đuổi những giá trị mà quốc gia hướng tới trong giai đoạn hội nhập hiện nay là Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong. Biểu trưng này gồm phần hình ảnh và phần chữ.
Chương trình không phải là một giải thưởng thương hiệu. Việc lựa chọn thương hiệu sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia chỉ là sự khởi đầu để các doanh nghiệp trở thành đối tác của Chương trình. Nhà nước không làm thay cho doanh nghiệp nhưng sẽ đứng ra bảo trợ cho các thương hiệu sản phẩm có chất lượng và uy tín kinh doanh, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước và có điều kiện phát triển thương hiệu của mình ra thế giới.
Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam khẳng định: “Xây dựng thương hiệu quốc gia để khẳng định bản sắc trên thị trường thế giới và trong bối cảnh hội nhập là cách đi đúng hướng. Chúng ta có thể kỳ vọng việc khẳng định thương hiệu Việt Nam trên thương trường quốc tế là có triển vọng. Song phải có thời gian, phải có lộ trình để tích tụ năng lực và kinh nghiệm; vừa bằng sự hỗ trợ của Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương và sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, mới tạo ra đột phá”. Đó cũng là thông điệp mà Diễn đàn muốn chuyển đến cộng đồng doanh nghiệp, báo chí truyền thông và toàn xã hội./.
Theo thống kê từ Cục Xúc tiến thương mại, đến nay, Chương trình đã tiến hành 4 đợt lựa chọn các doanh nghiệp và sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam đạt đủ các tiêu chí được mang biểu trưng Thương hiệu quốc gia. Cụ thể, năm 2008 là 30 doanh nghiệp, 2010 là 43 doanh nghiệp, 2012 là 54 doanh nghiệp, năm 2014 là 63 doanh nghiệp trong đó có 14 doanh nghiệp lần thứ hai liên tiếp, 11 doanh nghiệp lần thứ ba liên tiếp và 23 doanh nghiệp lần thứ tư liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia. |
Đồng chí Bounnhang Volachith được bầu là Chủ tịch CHDCND Lào  (20/04/2016)
Hội thảo “Giải pháp tổng hợp để thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long”  (20/04/2016)
Tổng thống Brazil cảnh báo nguy cơ leo thang khủng hoảng chính trị  (20/04/2016)
Argentina công khai tài sản của 45.000 viên chức và nghị sĩ  (20/04/2016)
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nơi “Thủ đô gió ngàn”  (20/04/2016)
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nơi “Thủ đô gió ngàn”  (20/04/2016)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên