Việt Nam tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội Á - Âu lần thứ nhất
Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn đầu tham dự.
Hội nghị thảo luận việc phát triển đối thoại liên nghị viện trong khoảng không Á - Âu, nơi tập trung 3/4 dân số thế giới và 2/3 kim ngạch mậu dịch toàn cầu, nhằm mở rộng hợp tác nhiều mặt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, luật pháp và nhân đạo, cũng như bảo vệ môi trường, củng cố hòa bình và ổn định trong khu vực, chống chủ nghĩa cực đoan và phát triển đối thoại liên hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, Sergey Naryshkin, nhấn mạnh chủ đề của Hội nghị là thảo luận về giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, tạo ra hệ thống quốc tế đa phương, trong đó các trung tâm quyền lực không chống đối nhau mà hợp tác với nhau.
Ông S. Naryshkin cũng đọc lời chào mừng của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong đó cho rằng việc thiết lập đối thoại đa phương giữa các quốc gia Á - Âu - châu lục lớn nhất trên hành tinh - là sự khởi đầu vô cùng quang trọng.
Hội nghị cũng nghe băng ghi hình phát biểu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng quốc hội các quốc gia khu vực Á - Âu có vai trò quan trọng trong đối thoại, giải quyết các xung đột kéo dài và ngăn chặn các cuộc chiến tranh mới.
Tiếp đó, lần lượt các đoàn được dành 10 phút để đọc phát biểu của mình. Trong bài phát biểu của Philippines, Phó Chủ tịch Quốc hội nước này, ông Giorgidi Aggabao đã đề cập tới tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Ông G. Aggabao cho rằng tranh chấp này cần giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhằm duy trì sự ổn định trong khu vực.
Trong bài phát biểu của Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định: “Sự kiện này giúp chúng ta nhận thấy rõ vai trò của ngoại giao nghị viện ngày càng có ý nghĩa tích cực trong đời sống chính trị quốc tế. Với tầm nhìn cùng xây dựng khu vực Á - Âu hòa bình, hợp tác và thịnh vượng, chúng ta cùng trao đổi các biện pháp thúc đẩy kết nối Á - Âu, kiến tạo xã hội bình đẳng, phát triển, chia sẻ các giá trị và cơ hội cho mọi người dân, bảo đảm quyền và tự do cho mọi người theo các nguyên tắc đề ra trong Hiến chương Liên hợp quốc”.
Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cũng đề xuất năm biện pháp nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác Á - Âu để phát triển thịnh vượng và xử lý các vấn đề quan tâm chung của hai châu lục.
Hội nghị Chủ tịch Quốc hội Á - Âu được tổ chức theo sáng kiến của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergey Naryshkin và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Chung Eui Hwa.
Hội nghị lần thứ hai dự kiến sẽ diễn ra tại Seoul năm 2017./.
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam