Tuyên bố chung Việt Nam-Venezuela
Kết thúc chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Bolivar Venezuela của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Venezuela, toàn văn như sau:
1. Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Bolivar Venezuela Hugo Chavez, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức Cộng hoà Bolivar Venezuela từ ngày 30/5 đến ngày 01/6/2007.
2. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi và thống nhất về các phương hướng, biện pháp lớn nhằm phát triển quan hệ song phương giữa Việt Nam và Venezuela; cùng chia sẻ lập trường về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
3. Hai bên nhất trí cho rằng những biến đổi chính trị gần đây ở Mỹ La tinh và kết quả đấu tranh quả cảm của nhân dân các nước trong khu vực là những bước tiến quan trọng trong quá trình khẳng định độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền, thực hành một nền dân chủ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và là một cơ hội để thiết lập các mô hình phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở các nguyên tắc nhân đạo và xã hội chủ nghĩa.
4. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Tổng thống Hugo Chavez bày tỏ vui mừng trước những thành tựu có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân mỗi nước đã đạt được trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập, được cổ vũ bởi tư tưởng của các Anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh và Simon Bolivar.
5. Hai bên hài lòng về sự phát triển gần đây của mối quan hệ song phương và khẳng định quyết tâm thúc đẩy và phát triển quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Venezuela, trên cơ sở tin cậy, đối đẳng, hợp tác bình đằng và cùng có lợi, tích cực đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á, Mỹ La tinh và trên thế giới.
6. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết đẩy mạnh và làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trên các lĩnh vực hai bên đã đạt được những thành tựu phát triển có ý nghĩa như: kinh tế, năng lượng, khai khoáng, văn hóa, khoa học-công nghệ, giáo dục, nông nghiệp…; quyết định sẽ tăng nhanh kim ngạch buôn bán hai chiều. Hai bên giao cho Uỷ ban hợp tác liên Chính phủ Việt Nam - Venezuela trao đổi thống nhất việc triển khai sự hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực nêu trên tại Kỳ họp thứ nhất sẽ được tiến hành trong thời gian tới.
7. Trong các lĩnh vực cùng quan tâm, hai bên đã xác định một số dự án hợp tác cụ thể: thăm dò, đánh giá trữ lượng và khai thác dầu khí tại một số lô ngoài khơi Venezuela; xây dựng nhà máy lọc dầu tại Việt Nam; đóng tầu chở dầu, vận chuyển dầu thô và dịch vụ dầu khí; hợp tác sản xuất và kinh doanh ô tô, xe máy, máy nông nghiệp, hàng công nghiệp tiêu dùng, điện tử, điện máy, bóng đèn compact; nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản và đào tạo nguồn nhân lực.
8. Hai nhà lãnh đạo nhất trí cần tăng cường tiếp xúc cấp cao, mở rộng giao lưu giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Venezuela và giữa các tổ chức khác nhau của hai nước, cũng như tạo thuận lợi cho việc trao đổi đoàn và hợp tác có kết quả giữa các ngành, các cấp...
9. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Tổng thống Hugo Chavez đã trao đổi ý kiến về một số vấn đề lý luận-thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở các thời kỳ và các nước khác nhau, nêu bật nội dung nhân đạo và những giá trị đầy sức sống của chủ nghĩa xã hội trong cuộc đấu tranh vì sự phát triển tự chủ của các dân tộc và tình đoàn kết quốc tế. Liên quan đến vấn đề này, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến và kinh nghiệm về xây dựng chủ nghĩa xã hội trước những thách thức mới của thế kỷ XXI và cam kết duy trì những kênh thích hợp để tiếp tục đối thoại thường xuyên về đề tài quan trọng này.
10. Hai bên đã phân tích và trao đổi ý kiến một cách chân thành và xây dựng về các vấn đề khác nhau mà cộng đồng quốc tế đang phải đối phó. Hai bên khẳng định lại cam kết cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy một trật tự quốc tế mới dân chủ, công bằng, bình đẳng, đoàn kết; duy trì hòa bình và an ninh, hợp tác và phát triển trên thế giới.
11. Hai bên nhất trí cho rằng, các vấn đề tranh chấp cần được giải quyết bằng giải pháp chính trị, thông qua đối thoại hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, quyền tự quyết của các dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
12. Hai bên tán thành dân chủ hóa Liên Hợp Quốc nhằm đảm bảo quyền lợi của tất cả các nước thành viên, tăng cường vai trò chủ đạo của Liên Hợp Quốc trong các công việc của thế giới và ngăn chặn mọi mưu toan và hành động trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc, các nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế.
13. Hai nhà lãnh đạo đánh giá rất tích cực mọi nỗ lực đối thoại khu vực và liên khu vực; cam kết tăng cường vai trò của Phong trào Không liên kết như một diễn đàn thể hiện tình đoàn kết và hợp tác giữa các nước đang phát triển, cũng như tích cực thúc đẩy Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ La tinh (FEALAC) như trung tâm hợp tác giữa hai khu vực. Tổng thống Hugo Chavez bày tỏ Venezuela hoàn toàn ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
14. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thành công tốt đẹp và cùng với chuyến thăm Việt Nam tháng 7/2006 của Tổng thống Hugo Chavez mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ Việt Nam - Venezuela, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và hợp tác giữa hai khu vực và trên thế giới.
15. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chân thành cảm ơn những tình cảm anh em tốt đẹp và sự đón tiếp nồng nhiệt, trọng thị mà Tổng thống Hugo Chavez, Chính phủ và nhân dân Venezuela dành cho Tổng Bí thư và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trân trọng mời Tổng thống Hugo Chavez sang thăm lại Việt Nam vào thời gian thuận tiện. Tổng thống Hugo Chavez đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời mời./.
Tuy xa mà thật gần  (04/06/2007)
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân  (04/06/2007)
Cái mới trong đổi mới  (04/06/2007)
Về đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng  (04/06/2007)
Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới  (04/06/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay