Kiên quyết bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Hội thảo này do Viện ML Sondhi về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương (MLSIAPA), Quỹ Hàng hải quốc gia (NMF) và Trung tâm Phân tích và Chiến lược Trung Quốc (CCAS) phối hợp tổ chức. Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành đã tham dự sự kiện này.
Hội thảo chia làm hai phiên thảo luận về chủ đề “Các chính sách của Ấn Độ đối với Biển Đông” và “Động lực an ninh khu vực” đã thu hút được sự tham dự của đông đảo học giả có uy tín ở Ấn Độ và đại diện ngoại giao đoàn từ các nước như Nga, Nhật Bản, Australia và Singapore.
Phát biểu khai mạc, cựu Bí thư đối ngoại Ấn Độ Kanwal Sibal nhấn mạnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, mối đe dọa đối với an ninh hàng hải, nhất là ở Biển Đông, sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu,…
Ông Sibal cho rằng “chính sách hướng Đông” của Ấn Độ đổi thành chính sách “Hành động phía Đông” đã tạo động lực mới thúc đẩy sự hợp tác trong khu vực, nhất là trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông là của Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền ở khu vực này. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở những quần đảo này; đồng thời sẵn sàng hợp tác với các bên có tuyên bố chủ quyền để giải quyết những tranh chấp lãnh thổ ở Trường Sa và Hoàng Sa một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Đại sứ kêu gọi tất cả các bên cần phải giữ nguyên trạng, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp, kiềm chế tránh làm căng thẳng thêm tình hình ở khu vực này. Các bên cần phải nghiêm túc và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm thông qua Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông.
Đại sứ Tôn Sinh Thành tuyên bố Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền 200 hải lý và thềm lục địa theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Việt Nam quyết tâm bảo vệ quyền và duy trì các hoạt động thường xuyên tại vùng lãnh hải chủ quyền, tiếp tục hợp tác với các nước khác, trong đó có Ấn Độ, để thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Việt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ UNCLOS 1982 và sẽ không ngừng nỗ lực biến khu vực Biển Đông trở thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển.
Đại sứ cũng bày tỏ quan ngại về tình hình, diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó việc Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông đang đe dọa tới hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Đại sứ nêu rõ Việt Nam rất quan ngại về hành động này của Trung Quốc, hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn đe dọa đến hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, làm giảm lòng tin chiến lược và gây ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài tới hòa bình, an ninh, phát triển và hợp tác ở khu vực Ấn - Á - Thái Bình Dương.
Tại Hội thảo, nhiều học giả Ấn Độ đã bày tỏ quan ngại đối với các hoạt động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông, kêu gọi tìm kiếm các giải pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp và thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.
Giáo sư G.V.C Naidu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jewaharlal Nehru (JNU), cho rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần phải đóng vai trò chủ đạo trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và phải thúc đẩy các bên liên quan đàm phán, sớm hoàn tất COC mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, qua đó bảo đảm an ninh, hòa bình và ổn định ở khu vực./.
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng Quốc khánh Nhà nước Kuwait  (25/02/2016)
Xem xét dự thảo Báo cáo nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ  (25/02/2016)
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 4.100 thanh niên lên đường nhập ngũ  (24/02/2016)
Xây dựng Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên  (24/02/2016)
Đặc phái viên của Tổng Bí thư thông báo kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII tại Campuchia  (24/02/2016)
Điện mừng Quốc khánh Brunei Darussalam  (24/02/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên