Việt - Trung phối hợp hiệu quả về quản lý và bảo vệ biên giới
22:36, ngày 30-10-2015
Ngày 30-10, Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện 3 văn kiện pháp lý biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc gồm Nghị định thư phân giới, cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu đã diễn ra tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Hồ Xuân Sơn chủ trì hội nghị.
Lãnh đạo, đại diện các bộ như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và 7 tỉnh biên giới trên đất liền Việt - Trung đã tham dự và trình bày tham luận tại hội nghị.
Thực hiện Chỉ thị số 1326/CT-TTg ngày 27-7-2010 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai 3 văn kiện biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, trong 5 năm qua, các bộ ngành và địa phương biên giới đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao trong chỉ đạo, điều hành và tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, giữ vững sự ổn định của đường biên giới, mốc quốc giới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân biên giới.
Để đạt được kết quả trên, các bộ ngành liên quan và 7 tỉnh biên giới phía Bắc đã tích cực phối hợp từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức từ trung ương đến địa phương; xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện 3 văn kiện; phát huy có hiệu quả vai trò chức năng của mình trong công tác quản lý Nhà nước về biên giới, lãnh thổ; hoàn thành tốt những công việc sau phân giới cắm mốc như: nhận biết đường biên giới, di dời mồ mả, triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến 3 văn kiện, xây dựng kè bảo vệ bờ sông, suối, cồn bãi trên sông suối biên giới, kè bảo vệ mốc quốc giới; mở, nâng cấp các cặp cửa khẩu mà hai bên đã thỏa thuận; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch và tăng cường giao lưu hữu nghị, kết nghĩa thôn bản ở vùng biên giới hai nước.
Về song phương, các lực lượng chức năng hai bên thường xuyên trao đổi, phối hợp thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ; hợp tác hữu nghị giữa các địa phương biên giới hai nước ngày càng được tăng cường, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới hai nước và xây dựng đường biên giới Việt - Trung thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị.
Hội nghị đã tiến hành kiểm điểm, đánh giá công tác của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Liên hợp biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, đề ra phương hướng, trọng tâm công tác trong giai đoạn tiếp theo.
Phát biểu bế mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn nhấn mạnh các cơ quan chức năng quản lý biên giới cần tiếp tục coi trọng công tác bảo vệ, quản lý biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, củng cố an ninh quốc phòng, trật tự trị an vùng biên giới, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa chính quyền và nhân dân địa phương biên giới hai nước, góp phần củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc./.
Lãnh đạo, đại diện các bộ như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và 7 tỉnh biên giới trên đất liền Việt - Trung đã tham dự và trình bày tham luận tại hội nghị.
Thực hiện Chỉ thị số 1326/CT-TTg ngày 27-7-2010 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai 3 văn kiện biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, trong 5 năm qua, các bộ ngành và địa phương biên giới đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao trong chỉ đạo, điều hành và tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, giữ vững sự ổn định của đường biên giới, mốc quốc giới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân biên giới.
Để đạt được kết quả trên, các bộ ngành liên quan và 7 tỉnh biên giới phía Bắc đã tích cực phối hợp từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức từ trung ương đến địa phương; xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện 3 văn kiện; phát huy có hiệu quả vai trò chức năng của mình trong công tác quản lý Nhà nước về biên giới, lãnh thổ; hoàn thành tốt những công việc sau phân giới cắm mốc như: nhận biết đường biên giới, di dời mồ mả, triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến 3 văn kiện, xây dựng kè bảo vệ bờ sông, suối, cồn bãi trên sông suối biên giới, kè bảo vệ mốc quốc giới; mở, nâng cấp các cặp cửa khẩu mà hai bên đã thỏa thuận; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch và tăng cường giao lưu hữu nghị, kết nghĩa thôn bản ở vùng biên giới hai nước.
Về song phương, các lực lượng chức năng hai bên thường xuyên trao đổi, phối hợp thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ; hợp tác hữu nghị giữa các địa phương biên giới hai nước ngày càng được tăng cường, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới hai nước và xây dựng đường biên giới Việt - Trung thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị.
Hội nghị đã tiến hành kiểm điểm, đánh giá công tác của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Liên hợp biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, đề ra phương hướng, trọng tâm công tác trong giai đoạn tiếp theo.
Phát biểu bế mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn nhấn mạnh các cơ quan chức năng quản lý biên giới cần tiếp tục coi trọng công tác bảo vệ, quản lý biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, củng cố an ninh quốc phòng, trật tự trị an vùng biên giới, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa chính quyền và nhân dân địa phương biên giới hai nước, góp phần củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc./.
Các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia thúc đẩy hợp tác toàn diện  (30/10/2015)
Liên minh châu Âu sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thâm nhập thị trường  (30/10/2015)
Tìm giải pháp phù hợp trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2016 - 2020  (30/10/2015)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11-2015  (30/10/2015)
Ngoại giao văn hóa Việt Nam: Hội nhập quốc tế và lợi ích quốc gia  (30/10/2015)
Ngoại giao văn hóa Việt Nam: Hội nhập quốc tế và lợi ích quốc gia  (30/10/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên