Khai trương phòng đọc của Thư viện Quốc hội tại Nhà Quốc hội
Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Ngài Fukada Hiroshi; Trưởng đại diện JICA Việt Nam, ông Mori Mutsuya.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết để tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tra cứu, tham khảo, sử dụng thông tin của các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, cán bộ, chuyên viên của Văn phòng Quốc hội, từng bước xây dựng Thư viện Quốc hội hiện đại, đáp ứng nhu yêu cầu thực tiễn hoạt động của Quốc hội trong tình hình mới, được sự giúp đỡ của Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản và Thư viện Quốc gia Quốc hội Nhật Bản, Văn phòng Quốc hội đã chỉ đạo thiết kế, đầu tư xây dựng Phòng đọc của Thư viện Quốc hội tại Nhà Quốc hội.
Phòng đọc được tổ chức thành nhiều khu vực chức năng và không gian riêng (phòng đọc của đại biểu Quốc hội, phòng đọc chung, khu vực tra cứu thông tin số, khu vực nghiên cứu, khu vực đọc báo, tạp chí...), được trang bị hiện đại, tiện nghi, thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các đại biểu Quốc hội và độc giả dễ dàng sử dụng.
Phòng đọc được đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu nghiên cứu, khai thác thông tin của đại biểu Quốc hội và độc giả.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản, ngài Fukada Hiroshi khẳng định Phòng đọc Thư viện Quốc hội đi vào hoạt động sẽ hỗ trợ cho đại biểu Quốc hội trong việc tiếp cận, tra cứu, khai thác thông tin, tài liệu trong quá trình lập pháp.
Ngài Đại sứ bày tỏ mong muốn phòng đọc sẽ được vận hành hiệu quả, có đóng góp tích cực cho hoạt động của Quốc hội Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, với việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 618/2013/UBTVQH13 về việc sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội đã thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Quốc hội trong việc nâng cao năng lực và chất lượng các cơ quan tham mưu, giúp việc của Quốc hội.
Vì vậy, những nỗ lực, cố gắng trong việc xây dựng Thư viện Quốc hội nhằm mục tiêu phát triển thiết chế này trở thành trung tâm hỗ trợ tri thức khoa học lập pháp, cung cấp thông tin, tài liệu và dịch vụ nghiên cứu một cách đầy đủ, tin cậy, khách quan, kịp thời phục vụ nhu cầu thông tin của các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội là rất đáng ghi nhận, bước đầu đáp ứng kỳ vọng của lãnh đạo Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Để Thư viện Quốc hội phát triển theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển chung của Quốc hội các nước trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin, nghiên cứu khoa học phục vụ các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thư viện Quốc hội tiếp tục tìm kiếm và tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ để nâng cao năng lực lưu giữ, phổ biến vốn tài liệu của Thư viện. Qua đó đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thông tin, nghiên cứu của đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đảm bảo thông tin được cung cấp khách quan, khoa học và kịp thời.
Do Thư viện Quốc hội được giao là đầu mối tổ chức các hoạt động cung cấp thông tin phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, vì vậy, Văn phòng Quốc hội cần quan tâm xây dựng cơ chế hợp tác, phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan bên ngoài để tăng tính chủ động trong việc thu thập, bổ sung nguồn thông tin, tài liệu cho Thư viện Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Thư viện Quốc hội cần tăng cường nghiên cứu, học tập và chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức và phục vụ của các thư viện trong nước, thư viện Quốc hội các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả và chất lượng thông tin cho Thư viện Quốc hội Việt Nam.
Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, trong điều kiện Quốc hội Việt Nam hoạt động không thường xuyên (mỗi năm Quốc hội họp 2 kỳ vào giữa năm và cuối năm), với các nguồn lực hiện có, kết hợp với các trang thiết bị do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, đề nghị Văn phòng Quốc hội tiếp tục chỉ đạo, định hướng đẩy mạnh phát triển loại hình Thư viện số, bảo đảm phục vụ tài liệu trực tuyến cho các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản tiếp tục phối hợp với Văn phòng Quốc hội để xây dựng các chương trình hợp tác, hỗ trợ tiếp theo nhằm nâng cao năng lực cho Thư viện Quốc hội nói riêng và Văn phòng Quốc hội nói chung./.
Vụ việc tòa nhà số 8B Lê Trực: Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở đây là yếu kém  (29/10/2015)
Nghỉ Tết Âm lịch 2016 tổng cộng 9 ngày  (29/10/2015)
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại Triều Tiên  (29/10/2015)
Việt Nam hoan nghênh bỏ phiếu kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba  (29/10/2015)
Hội nghị ADMM+ tìm biện pháp xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông  (29/10/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên