Vụ việc tòa nhà số 8B Lê Trực: Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở đây là yếu kém
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Nguyễn Văn Nên thông báo Kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi họp báo thường kỳ tháng 10 do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 29-10.
Cùng dự và chủ trì phiên họp báo có Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, đại diện lãnh đạo các bộ: Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Nội vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước.
Trả lời câu hỏi về xử lý sai phạm trong xây dựng tòa nhà 8B Lê Trực, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nói: Vụ việc tòa nhà số 8B Lê Trực đã xảy ra hơn 1 tháng. UBND TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng đã tập trung chỉ đạo xử lý. Ngày 26-10 vừa qua, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì Thủ tướng Chính phủ đã mời Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, lãnh đạo Bộ Xây dựng và các bộ,ngành có liên quan báo cáo, bàn và đi đến thống nhất và đã có kết luận. Tinh thần kết luận của Thủ tướng về những vấn đề chính:
Thứ nhất, để một tòa nhà to, xây dựng ở một vị trí trung tâm thành phố như thế mà chúng ta mới phát hiện vi phạm để xử lý thì thấy rằng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở đây là yếu kém, cần phải sớm có biện pháp khắc phục.
Thứ hai, sau khi xem xét thủ tục cấp giấy phép và ý kiến của cơ quan chức năng đối với toà nhà này, thấy rằng UBND TP. Hà Nội và Bộ Xây dựng đã có nghiên cứu kỹ, chặt chẽ, đúng chức năng, đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật trong việc cấp phép.
Thứ ba, chủ đầu tư đã cố tình vi phạm pháp luật, tính chất vi phạm nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh.
Thứ tư, đình chỉ ngay các hoạt động xây dựng. Chủ đầu tư phải có phương án khắc phục sai phạm. UBND TP. Hà Nội duyệt phương án này một cách chặt chẽ và theo dõi việc khắc phục, trong đó phải theo đúng giấy phép khắc phục nhưng chú ý đến an toàn, kiến trúc, an ninh và một số vấn đề có liên quan khác.
Thứ năm, UBND TP. Hà Nội tiếp tục chỉ đạo thanh tra trách nhiệm đối với những tổ chức, cá nhân có liên quan nếu có phát hiện vi phạm thì cũng xử lý nghiêm minh.
Tiếp theo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương trả lời câu hỏi của các nhà báo về các vấn đề liên quan đến thu chi ngân sách, bù đắp bội chi ngân sách, nợ công, tình trạng lạm thu ở một số xã huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, xét danh hiệu khen thưởng nhà nước đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)…
Về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2015, thông cáo báo chí cho biết phiên họp Chính phủ diễn ra ngày 29-10 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tại phiên họp, Chính phủ nghe báo cáo và thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2015, tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và một số nội dung quan trọng khác.
Các thành viên Chính phủ nhất trí cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực chủ yếu của tăng trưởng, xuất khẩu và FDI tiếp tục tăng dù kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp (giá nguyên liệu, dầu thô giảm, sự phá giá của đồng nhân dân tệ và nhiều đồng tiền trong khu vực...). Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, yếu kém như sản xuất và tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược giảm cả về lượng và về giá trị như gạo, cà phê, chè,... Thu - chi ngân sách nhà nước còn rất khó khăn. Xuất khẩu của khu vực trong nước giảm (giá nông sản, thủy sản, các mặt hàng nguyên liệu thô giảm), nhập khẩu tăng mạnh.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực và kết quả đạt được là đáng phấn khởi. Thủ tướng nhấn mạnh: “Hai tháng cuối năm, chúng ta cần nỗ lực cao nhất, việc đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn nữa, còn hạn chế, yếu kém thì phải ra sức khắc phục, phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011-2015”.
Thủ tướng yêu cầu trong những tháng còn lại của năm 2015, tiếp tục theo dõi sát và chủ động ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến tình hình trong nước và quốc tế; quyết liệt, sâu sát, tăng cường phối hợp giữa các ngành các cấp trong chỉ đạo điều hành, nhất là trong điều hành kinh tế vĩ mô; tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mọi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp./.
Nghỉ Tết Âm lịch 2016 tổng cộng 9 ngày  (29/10/2015)
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại Triều Tiên  (29/10/2015)
Việt Nam hoan nghênh bỏ phiếu kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba  (29/10/2015)
Hội nghị ADMM+ tìm biện pháp xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông  (29/10/2015)
Hội nghị ADMM+ tìm biện pháp xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông  (29/10/2015)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên