Truyền thông châu Âu đánh giá cao FTA giữa Việt Nam và EAEU
Ngày 01-6, mạng tin châu Âu Euro Presse Image đã đăng trên trang nhất bài báo với tiêu đề “Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) thành lập Khu vực mậu dịch tự do chung”, khẳng định sự kiện này đánh dấu sự hội nhập hơn nữa của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bài báo dẫn đánh giá của Reuters cho rằng Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đạt được giữa EAEU và Việt Nam là hiệp định đầu tiên mà liên minh này ký với một bên thứ ba. Sự kiện này diễn ra vào thời điểm có lợi cho EAEU (gồm Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) trong bối gia tăng cảnh căng thẳng giữa Moskva và phương Tây, bởi liên minh này được thành lập theo ý tưởng của Nga và đang nỗ lực tăng cường sự hiện diện tại thị trường châu Á.
Tác giả cũng dẫn nhận định của Chủ tịch Ban thường trực Ủy ban Kinh tế Á-Âu Viktor Khristenko cho rằng thỏa thuận này sẽ giúp EAEU mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư với Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
Trong khi đó, Việt Nam là thành viên ASEAN, có vai trò tích cực trong hiệp hội, sẽ là cầu nối giữa EAEU và ASEAN, giúp liên minh này thâm nhập thị trường 600 triệu dân với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 2.500 tỷ USD.
Ngược lại, Việt Nam cũng có lợi khi hưởng những điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường 175 triệu dân với GDP ước đạt 1.500 tỷ USD này. Kim ngạch thương mại hai chiều được dự báo sẽ tăng 18% đến 20%/năm, đứng ở mức 10 tỷ USD đến 12 tỷ USD vào năm 2020 so với mức khoảng 4 tỷ USD của năm 2014.
Theo bài báo, FTA ký kết giữa Việt Nam và EAEU bao gồm các chương chính về thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), thuận lợi hóa hải quan, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), công nghệ điện tử trong thương mại, cạnh tranh, pháp lý và thể chế.
Trong phát biểu sau lễ ký, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá thỏa thuận này thể hiện tầm nhìn chiến lược của EAEU trong quan hệ hợp tác với châu Á-Thái Bình Dương, khu vực được đánh giá năng động và thúc đẩy nền kinh tế thế giới.
Bài báo khẳng định FTA giữa Việt Nam và EAEU đánh dấu sự hội nhập hơn nữa của Việt Nam trên trường quốc tế khi nước này đã và đang hoàn thành đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do với một loạt đối tác, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Canada, Australia , New Zeland, Hàn Quốc./.
Những biến đổi và thách thức đối với nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (01/06/2015)
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
- Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam