Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 08 đến ngày 14-12-2014
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Cơ chế Một cửa quốc gia
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện Cơ chế Một cửa quốc gia (NSW); giao Bộ Tài chính khẩn trương làm việc với các bộ: Giao thông vận tải, Quốc phòng, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường để rà soát tiến độ, có các giải pháp cụ thể mở rộng việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia tại các cảng biển quốc tế.
Ngày 12-11-2014, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính (trực tiếp là Tổng cục Hải quan) là cơ quan đầu tiên đã kết nối chính thức với NSW đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh tại các cảng biển quốc tế.
Lợi ích lớn nhất của NSW là rút ngắn thời gian để hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam thông thương qua biên giới. Theo thống kê, thời gian thông quan hàng hóa của Việt Nam trước ngày 31-12-2013 là 21 ngày, hiện nay chỉ còn 17-18 ngày, giảm từ 3,5 đến 4 ngày. Đồng thời, NSW cho phép giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục giữa các cơ quan nhà nước khi thực hiện cơ chế điện tử.
Thông tin của doanh nghiệp khi gửi lên NSW sẽ được tiếp nhận, xử lý theo 5 bước gồm: Doanh nghiệp gửi thông tin; Cổng NSW tiếp nhận thông tin; Thông tin được Cổng NSW tự động chuyển đến các đơn vị liên quan để xử lý. Các cơ quan sau khi nhận thông tin sẽ xử lý theo quy trình nghiệp vụ nội bộ; Sau khi có kết quả xử lý, các đơn vị chuyển thông tin lại cho Cổng NSW và Cổng sẽ chuyển kết quả xử lý cho doanh nghiệp.
Theo kế hoạch, từ tháng 6-2015 sẽ kết nối thủ tục hành chính của các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế; sẵn sàng kết nối Cơ chế một cửa ASEAN; tiến hành mở rộng kết nối các thủ tục hành chính cấp phép đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của các bộ, ngành còn lại từ năm 2016.
Ngành Hải quan lên kế hoạch chống tiêu cực
Tổng cục Hải quan vừa ban hành kế hoạch nhằm ngăn chặn, khắc phục tệ phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, góp phần xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh, hoạt động minh bạch, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan.
Kế hoạch nêu rõ công việc cụ thể trên các mảng: tuyên truyền phổ biến pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa trang thiết bị giám sát, kiểm soát chống buôn lậu, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đo sự hài lòng của khách hàng, giải quyết đơn thư khiếu nại…
Kế hoạch quy định rõ thời gian làm thủ tục hải quan của công chức hải quan, cụ thể đăng ký tờ khai không quá 5 phút, kiểm tra hồ sơ không quá 2 giờ, kiểm tra thực tế hàng hóa không quá 8 giờ, giám sát cổng cảng không quá 3 phút; lắp ráp camera tại các địa bàn có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn để công khai hóa quy trình, thủ tục hải quan, thái độ ứng xử, phòng chống tiêu cực của cán bộ, công chức hải quan.
Mặt khác, tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, tập trung vào việc kiểm tra để công chức hải quan không được yêu cầu người dân và doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ và thu bất kỳ loại lệ phí nào ngoài quy định.
Hà Nội xác định chỉ số cải cách hành chính
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính áp dụng trong nội bộ thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020” nhằm theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các địa phương, đơn vị, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, vì dân, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch, giảm thiểu chi phí của các tổ chức, cá nhân khi giao dịch giải quyết thủ tục hành chính.
Đề án được xây dựng theo hướng khoa học và hệ thống, có thể đo lường được mức độ thực hiện và khả năng dự báo tiến độ, chất lượng hoàn thành các công việc trong triển khai công tác cải cách hành chính của các cơ quan, địa phương, đơn vị thuộc thành phố.
Đề án xác định được các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần của Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ngành, quận, huyện theo đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước của các đơn vị; xác định được thang điểm, phương pháp đánh giá cho các tiêu chí, tiêu chí thành phần; xây dựng được bộ câu hỏi điều tra xã hội học theo từng nhóm đối tượng điều tra, khảo sát.
Trong những năm qua, chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của Hà Nội đã có sự cải thiện đáng kể, năm 2013 đứng thứ 5 trong số 63 tỉnh, thành.
Hạn chế do nể nang, ngại va chạm?
Mới đây, tại hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2014 và triển khai công tác cải cách hành chính năm 2015 của TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Nội vụ Trương Văn Lắm thẳng thắn nêu rõ: "Chương trình cải cách hành chính của thành phố có những điểm sáng nhưng dân còn kêu, thậm chí không ngoại trừ khả năng cán bộ gây khó để trục lợi cá nhân. Cần nói thẳng ra chuyện này để bàn giải pháp chấn chỉnh".
Quan điểm này đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ. Thực tế lâu nay, các đơn vị khi làm báo cáo vẫn chưa bỏ được "thói quen" chủ yếu nêu thành tích và chỉ sơ lược về hạn chế, tồn tại.
Qua thực tế, có thể thấy, không khó để các đơn vị nhìn nhận ra những hạn chế của mình, nhất là khi các đơn vị cấp trên thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra và chỉ ra thiếu sót, khuyết điểm. Cũng không khó để cơ quan làm báo cáo biết rõ đơn vị chưa thực sự quyết tâm. Cái khó ở đây là nhiều lãnh đạo cơ quan, đơn vị không vượt qua được sự nể nang, ngại va chạm. Bên cạnh đó, chất lượng tham mưu, đề xuất, hoạch định chính sách cũng chưa đạt yêu cầu, dẫn tới các giải pháp chung chung, không giải quyết được vấn đề gì vì không có lộ trình cụ thể.
Có lẽ ngành nội vụ cần đề ra những quy định chặt chẽ hơn trong việc làm báo cáo về công tác cải cách hành chính với các hình thức như không nhận các báo cáo chỉ nêu một cách chung chung; không có đề xuất giải pháp khắc phục cụ thể với từng hạn chế... và cần có cách nhìn toàn diện hơn về khả năng khắc phục yếu kém của đơn vị, nếu sau một thời gian nhất định vẫn còn tồn tại các hạn chế cũ thì cần xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu đơn vị đó.
Quảng Ninh chấm điểm cải cách hành chính
Quảng Ninh tiến hành chấm điểm chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh để từ đó nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, góp phần tạo động lực thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Thông qua tự đánh giá, kiểm tra thực tế, thẩm định và các công cụ theo dõi, đánh giá khác phù hợp với từng tiêu chí, kết quả xếp hạng và đánh giá chỉ số cải cách hành chính năm 2013 của các sở, ban, ngành, địa phương như sau: Đối với các sở, ban, ngành, bình quân số điểm đạt được là 72,13 điểm, đơn vị đạt điểm cao nhất 79,33 điểm (Sở Kế hoạch và Đầu tư), đơn vị thấp nhất đạt 64,34 điểm (Ban Dân tộc tỉnh). Chênh lệch giữa điểm cao nhất và thấp nhất là 14,99 điểm. Đối với UBND các địa phương, bình quân số điểm đạt được là 70,15 điểm, đơn vị đạt điểm cao nhất là 78,41 điểm (TP. Cẩm Phả), đơn vị thấp nhất đạt 63,08 điểm (huyện Đầm Hà). Chênh lệch giữa điểm cao nhất và thấp nhất là 15,33 điểm.
Từ kết quả này, lãnh đạo Quảng Ninh yêu cầu các đơn vị phân tích, đánh giá, chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện cải cách hành chính tại đơn vị, địa phương mình và đưa ra được cách thức làm tốt hơn công tác cải cách hành chính./.
Binh chủng Tăng - Thiết giáp: Nhận phụng dưỡng 5 mẹ Việt Nam Anh hùng tỉnh Quảng Nam  (16/12/2014)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp: Nhận phụng dưỡng 5 mẹ Việt Nam Anh hùng tỉnh Quảng Nam  (16/12/2014)
Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng làm việc tại Quảng Ninh  (15/12/2014)
Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng làm việc tại Quảng Ninh  (15/12/2014)
Việt Nam và Liên minh Hải quan kết thúc đàm phán FTA  (15/12/2014)
Phó Chủ tịch Quốc hội thăm các cơ sở kinh tế tại Bạc Liêu  (15/12/2014)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay