Chủ tịch nước gặp mặt Ban Tổ chức Dự án Hào khí Thăng Long
Nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2014), ngày 03-10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi gặp mặt đại diện các đơn vị phối hợp thực hiện Dự án “Hào khí Thăng Long - Vì hòa bình, thịnh vượng” gồm Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo An Ninh Thủ đô và Công ty Hữu nghị Á Châu.
Tại buổi gặp mặt, đại diện Ban Tổ chức đã thông báo với Chủ tịch nước về Dự án “Hào khí Thăng Long - Vì hòa bình, thịnh vượng” và ý nghĩa đúc tượng Thánh Gióng nhằm tôn vinh giá trị nhân văn, sức mạnh Phù Đổng, sức mạnh dân tộc.
Theo giáo sư sử học Phan Huy Lê và nhà sử học Dương Trung Quốc, hình tượng Đức Thánh Gióng đã đi vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam từ ngàn đời nay, là biểu tượng dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Thông qua bức tượng Thánh Gióng được đúc một cách hết sức tinh tế, bằng những vật liệu quý, dựa trên nguyên mẫu Tượng đài Thánh Gióng tại Sóc Sơn, Hà Nội do tác giả - nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân thực hiện, tác phẩm nghệ thuật nhằm mang thông điệp nhân văn, sức mạnh Phù Đổng - vì hòa bình, thịnh vượng, mang ý nghĩa văn hóa - lịch sử của cả dân tộc; đồng thời tôn vinh giá trị văn hóa Việt Nam một cách phù hợp với đời sống đương đại.
Trân trọng trao tặng Chủ tịch nước bức tượng Đức Thánh Gióng, các đại biểu khẳng định những giá trị lịch sử nghiên cứu, khảo cổ tại Thăng Long - Hà Nội và những giá trị phi vật thể trong truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc chính là tài sản vô giá cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Trò chuyện cùng các đại biểu, Chủ tịch nước hoan nghênh chương trình “Hào khí Thăng Long - Vì hòa bình, thịnh vượng” được tổ chức mang nhiều ý nghĩa vào dịp kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô và 15 năm Hà Nội được vinh danh là Thành phố vì hòa bình.
Thông qua biểu tượng Thánh Gióng, ý chí, khí phách của truyền thống dựng nước và giữ nước được nâng cao, đồng thời thể hiện sự yêu chuộng tự do, hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch nước cho rằng, trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, mỗi người, mỗi tổ chức trong đó có Hội Sử học Việt Nam cần tập trung nghiên cứu, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, vì sự phát triển trường tồn của đất nước hôm nay và mai sau./.
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
- Thành phố Đà Nẵng phát huy tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tiên phong, đột phá, phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay