Múa rối nước Việt Nam làm xiêu lòng khán giả Nhật Bản
Theo phóng viên Vietnam+ tại Nhật Bản, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Đoàn nghệ thuật của Nhà hát múa rối Việt Nam đã tổ chức chương trình biểu diễn múa rối nước ngoài trời trong hai ngày 13 và 14-9 tại thành phố Yokohama, Nhật Bản.
Đây là lần đầu tiên loại hình nghệ thuận dân gian Việt Nam này được giới thiệu đến người dân Yokohama.
Phát biểu khai mạc chương trình, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng bày tỏ vui mừng trước sự kiện Đoàn nghệ thuật của Nhà hát múa rối Việt Nam lưu diễn phục vụ công chúng Nhật Bản tại Yokohama.
Đại sứ hy vọng chương trình múa rối nước truyền thống sẽ giúp người dân Nhật Bản hiểu thêm về nét độc đáo của văn hoá Việt Nam, góp phần vun đắp cho tình hữu nghị giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam-Nhật Bản ngày càng mật thiết.
Với khả năng điều khiển tài tình của các nghệ sỹ Việt Nam, các tiết mục vui nhộn như chọi trâu, đánh cá, múa rồng hay chú Tễu được thể hiện sống động, khiến những khán giả Nhật Bản cảm thấy hứng thú và cổ vũ nhiệt tình.
Trả lời phỏng vấn sau tiết mục biểu diễn, vợ chồng anh Akiba cho biết anh chị cảm thấy thực sự ấn tượng với tiết mục múa rối. Chị Akiba chia sẻ: “Tôi thấy các con rối hết sức dễ thương, trình diễn sống động và tôi thấy thực sự thú vị. Nếu có dịp đến Việt Nam, nhất định chúng tôi sẽ đi xem múa rối nước.”
Cựu Thượng nghị sỹ Matsuda Iwao, một người nhiều năm gắn bó với các hoạt động giao lưu văn hóa Nhật Bản-Việt Nam, cho rằng múa rối nước không chỉ là một loại hình nghệ thuật đơn thuần mà là sự kết tinh cao của trí tuệ và sức lao động của con người Việt Nam.
Theo ông, điều khiến khán giả Nhật Bản cảm thấy tò mò là các nghệ sỹ Việt Nam đã làm thế nào để những con rối vô tri lại thể hiện được những động tác khéo léo đến vậy.
Cựu nghị sỹ cao tuổi đã ví von rằng nghệ thuật múa rối của Việt Nam quả thật là một loại hình khoa học tổng hợp của người Việt xưa mà ngay cả một kỹ sư hàng đầu cũng khó lòng thực hiện nổi.
Ông Matsuda cho rằng Việt Nam và Nhật Bản giờ đây không chỉ hợp tác về kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật mà một phần quan trọng khác trong mối quan hệ hai nước là giao lưu con người và giao lưu văn hóa giúp người dân hai nước hiểu biết về nhau nhiều hơn, gắn bó và tương trợ lẫn nhau.
Thông qua chương trình biểu diễn rối nước lần này, khán giả Nhật Bản không chỉ được thưởng thức loại hình nghệ thuật duy nhất chỉ có ở Việt Nam mà còn cảm nhận khát vọng hòa bình, bề dày văn hóa lịch sử dân tộc, tính nhân văn và tình yêu quê hương đất nước của người Việt qua các tiết mục rối nước./.
Tổng thống Ấn Độ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam (14/09/2014)
Trả đũa phương Tây: Sau nông sản, Nga chọn gì? (14/09/2014)
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
- Ngoại giao không gian mạng: Kinh nghiệm của một số quốc gia và gợi mở đối với Việt Nam
- Bối cảnh quốc tế và trong nước - Những vấn đề đặt ra để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới
- Bảy mươi lăm năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nga: Viết tiếp những trang sử vẻ vang và tự hào
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay