Trí thức Hà Tĩnh: xưa và nay
TCCSĐT - Qua các triều Trần, Lê, Mạc, Nguyễn, Hà Tĩnh có 145 người đỗ đại khoa, gần 500 người đỗ Hương giải, cử nhân. Ngày nay Hà Tĩnh có trên 600 giáo sư và phó giáo sư, 1.200 tiến sĩ đang làm việc trên mọi miền đất nước. Trong hai người được đặc cách phong hàm giáo sư của cả nước thì cả hai đều quê ở Hà Tĩnh.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh tổ chức gặp mặt các giáo sư, tướng lĩnh, trí thức tiêu biểu quê hương Hà Tĩnh |
Nằm ở Nam sông Lam, "ngực đón gió biển Đông, lưng tựa Trường Sơn hùng vĩ", Bắc giáp Nghệ An, Nam giáp Quảng Bình, phía Tây giáp nước bạn Lào, phía Đông biển cả, Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.054,85km2, dân số gần 1,3 triệu người, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên và 1,7% dân số cả nước. Ít ai biết rằng, ngót 07 thế kỷ trước, đây là vùng biên viễn địa bạc, người dân thường xuyên phải gánh chịu những thiên tai, địch họa. Nơi đây có núi Hồng Lĩnh soi bóng dòng sông Lam, phía Nam là dãy Đèo Ngang với Hoành Sơn Quan nổi tiếng. Cảnh đẹp ở đây đã là cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ đất Việt trong suốt mười thế kỷ qua. Núi sông hùng vĩ này lại đã sản sinh ra một một hào khí Hồng Lam, bộ phận máu thịt của văn hóa, văn hiến Việt Nam.
Quá trình hình thành đội ngũ trí thức Hà Tĩnh có thể nói là gắn với hình ảnh ông đồ Nghệ - biểu tượng của người giàu chủ nghĩa, giỏi văn chương. Vì là vùng đất mở cõi sau này nên so với kinh kỳ, tứ, trấn thì việc học ở vùng Thanh Nghệ chậm hơn nhiều do vậy, sự xuất hiện chậm của tầng lớp trí thức cũng là điều dễ hiểu. Năm Ất Mão (tức năm 1075) nhà Lý mở khoa thi Minh kinh bác sĩ và Nho học tam đường đầu tiên thì mãi 200 năm sau ở làng Bà Hồ ven núi Hồng mới có Đào Tiêu đỗ trạng nguyên năm Ất Hợi (tức năm 1275) đời Trần Thánh Tông. Lịch sử hình thành đội ngũ trí thức cũng bắt đầu từ đó cùng với việc mở mang việc học. Tiếp đó vùng ven Hồng Lĩnh lại xuất hiện một loạt anh tài được sử sách nhắc đến như Trạng nguyên Sử Hy Nhan, Khôi nguyên Đoàn Xuân Lôi, Thám hoa Đặng Bá Tĩnh, Thứ học sinh Nguyễn Biểu.
Đời Lê, Nguyễn suốt 500 năm, dải đất từ Hồng Lĩnh đến Hoành Sơn trở thành một trong những cái nôi nuôi dưỡng đào tạo nhân tài cho đất nước. Ở Thăng Long từng có lời truyền "Bút cấm chỉ, sĩ Thiên lộc", "Bánh dẻo như văn Hoàng Trừng"... Vua Tự Đức - một hoàng đế hay chữ triều Nguyễn đã đánh giá văn chương của Ngụy Khắc Đản là "hạc lập kê quần" (chim hạc đứng giữa đàn). Thời cuối Lê, đầu Nguyễn trong ("Nghệ An ngũ tuyệt" (năm môn tuyệt vời của Nghệ An - Nghệ Tĩnh ngày nay) lúc bấy giờ "Lai Thạc Văn, Tiên Điền Tao, Việt Yên thi" (bên Tĩnh) được sánh với "Nam Hoa Phi, Hoàn Hâu Sách" (bên Nghệ).
Qua các triều Trần, Lê, Mạc, Nguyễn, cả vùng Nam Lam (Hà Tĩnh ngày nay có 145 người đỗ đại khoa, con số tuyệt đối so với các tỉnh khác không nhiều nhưng so với số dân thì tỷ lệ rất cao, cứ 1.500 đến 2.000 người dân thì có một người đỗ. Ngót 500 người đỗ Hương giải, cử nhân (đời Nguyễn có 257 cử nhân, đời Lê một huyện nhỏ Nghi Xuân có 94 người, một làng Yên Đồng ở La Sơn có 29 người đỗ Hương Cống) ngay một làng nhỏ dưới chân Đèo Ngang hẻo lánh cũng có hai anh em Lê Quảng Chí và Lê Quảng Ý đỗ đại khoa từ thế kỷ XV mà dân địa phương gọi một cách tôn kính là "hai quan trạng". Sách cũ chép rằng, Lê Quảng Chí xét văn tài đáng đỗ trạng nguyên nhưng vì diện mạo xấu xí nên vua Lê Thánh Tông chỉ lấy đỗ bảng nhân. Tuy vậy, ông được nhà vua rất quý mến, thường không gọi tên mà gọi là "tiên sinh". Đó cũng là hai người học trò nghèo khổ, vừa đi làm thuê làm mướn nuôi thân và học thành tài.
Trong số các nhà khoa bảng, nhiều người trở thành công khanh, có vị trí cao trong quan trường, một số là tể phụ triều đình như Nguyễn Văn Giai, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản... nhưng cũng có nhiều người chỉ là "ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ" như Xuân Diệu đi tìm nơi cần chữ để truyền bá việc học cho đời, góp phần đào tạo nhân tài cho mọi miền đất nước. Nhiều người được theo học đỗ đạt đến nơi đến chốn nhưng có người chỉ là học trò tay trắng xuất thân mà trở thành danh thần như Bùi Cẩm Hổ...
Với khoa thi cuối cùng năm học 1900 dưới triều vua Đồng Khánh chế độ thi cử Nho học phong kiến chấm dứt. Cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp, một nền Tây học xuất hiện với chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Tầng lớp trí thức Hà Tĩnh trong buổi giao thời ấy nhiều người vừa am hiểu Nho học vừa am hiểu Tây học như ông nghè chí sĩ Ngô Đức Kế, Lê Văn Huân nhưng chủ yếu là tầng lớp trí thức tây học như Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Phan Chánh, Xuân Diệu, Huy Cận...
Sau cách mạng tháng Tám, một thế hệ trí thức Hà Tĩnh với những tên tuổi tài năng như Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đổng Chi, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Khắc Viện sau bao trăn trở đã tìm đến với cách mạng, với Đảng, với nhân dân, trở thành những trí thức tiêu biểu của nước nhà. Cũng từ đây, truyền thống hiếu học, khổ học của Hà Tĩnh càng phát huy cao độ. Đó vừa là tiền đề song cũng là nền tảng tinh thần để Hà Tĩnh trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước trong việc xóa nạn mù chữ năm 1948, và có một "làng học Cẩm Bình" là lá cờ đầu của ngành giáo dục cả nước. Đó cũng chính là nền tảng để tạo nên một đội ngũ trí thức hùng hậu cho Hà Tĩnh. Tính đến nay, số người Hà Tĩnh có học vị trên đại học không hề thua kém bất kỳ một tỉnh nào trong cả nước. Phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, nhờ sự quan tâm đầu tư phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh, số lượng học sinh giỏi quốc gia, số học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học luôn năm trong tốp 10 của cả nước. Năm 2013, Hà Tĩnh có trên 12.000 học sinh đậu vào các trường đại học.
Theo số liệu điều tra của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh, đến năm 2013, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 32.314 trí thức, trong đó có 05 giáo sư, 31 tiến sĩ, hơn 26.000 thạc sĩ và cử nhân; 189 văn nghệ sĩ, 153 phóng viên, biên tập viên công tác tại 06 cơ quan báo chí, 24 văn phòng đại diện, văn phòng thường trú trên địa bàn. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có trên 600 giáo sư và phó giáo sư, 1.200 tiến sĩ đang công tác trên mọi miền đất nước. Trong hai người được đặc cách phong hàm giáo sư của cả nước thì cả hai đều quê ở Hà Tĩnh. Đó là PGS, TSKH. Phùng Hồ Hải được Hội đồng chức danh Nhà nước xét đặc cách, trở thành vị giáo sư trẻ nhất Việt Nam (42 tuổi) và được giữ trọng trách Phó Viện trưởng Viện Toán học và Giáo sư Trần Đình Hòa, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
GS Trần Đình Hòa nhận chứng nhận
chức danh giáo sư tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
ngày 18-11-2013
Trong quá trình gần 30 năm đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ trí thức Hà Tĩnh đã có nhiều cống hiến, đóng góp quan trọng trong việc tham mưu tổng kết thực tiễn, tư vấn, phản biện xây dựng phương hướng, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Đội ngũ trí thức với đặc trưng lao động trí tuệ sáng tạo của mình đã phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của khoa học công nghệ đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất - kinh doanh là lực lượng xung kích trong phong trào tiến quân vào khoa học, kỹ thuật phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Trí thức thực sự là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển khá toàn diện của Hà Tĩnh, đặc biệt là sự tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh.
Để có một đội ngũ trí thức đông đảo, góp phần to lớn vào sự phát triển của tỉnh, của đất nước, ngoài truyền thống hiếu học của vùng đất địa linh nhân kiệt, một yếu tố không kém phần quan trọng đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Tĩnh trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức. Nhận thức rõ vai trò của khoa học và công nghệ cũng như vai trò của đội ngũ trí thức trong giai đoạn phát triển mới của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khoá XV đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU về việc tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao vai trò, hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật và của đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2002 - 2005 và những năm tiếp theo. Thể chế hóa chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 822/2002/QĐ-UBND, ngày17-4-2002, Quyết định 41/2005/QĐ-UBND, ngày 26-5-2005 về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài và nhiều quyết định thực hiện trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Cũng trên tinh thần này, ngày 17-12-2007, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 76/2007/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh giai đoạn 2008 - 2012. Ngày 15-10-2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có thông báo Kết luận về một số chủ trương, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao... Các văn bản trên đã thể hiện rõ quan điểm tư tưởng của tỉnh Hà Tĩnh đối với việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, đãi ngộ và tôn vinh những trí thức có nhiều đóng góp trong nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, các ngành, các địa phương trong tỉnh cũng đã có nhiều hoạt động tích cực, góp phần xây dựng đội ngũ trí vững mạnh cả về số lượng và chất lượng. Công tác tôn vinh trí thức cũng được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành quan tâm. Hằng năm vào dịp đầu xuân, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh luôn tổ chức gặp mặt các trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu do các ngành, các địa phương bình chọn. Ở các ngành và các huyện, thành phố, thị xã thường xuyên làm tốt công tác thi đua khen thưởng, nêu gương những cán bộ, nhân viên có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, lập nhiều thành tích trong sản xuất, công tác; tổ chức gặp mặt, tọa đàm vào những dịp kỷ niệm ngày truyền thống của ngành, của địa phương. Thông qua các cuộc gặp mặt, vinh danh, khen thưởng ở tỉnh và ở các địa phương, đơn vị đã góp phần động viên đội ngũ trí thức phát huy tinh thần học tập, nghiên cứu, lao động sáng tạo trong công cuộc xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước; tạo sự gắn bó giữa cấp ủy, chính quyền với trí thức, giữa trí thức với cấp ủy, chính quyền địa phương, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân./.
Tiếp tục nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị  (04/06/2014)
Thủ tướng Australia phản đối hành động đơn phương ở Biển Đông  (04/06/2014)
Thủ tướng: Quảng Ninh tiếp tục giữ giao thương với Trung Quốc  (04/06/2014)
Kiểm ngư Việt Nam đủ mạnh để đáp ứng nhiệm vụ chấp pháp trên biển  (04/06/2014)
Nhiều nước lên tiếng chỉ trích Trung Quốc tại Hội nghị bàn tròn  (04/06/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên