Thủ tướng Chính phủ định hướng xây dựng 2 luật
Trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về định hướng nghiên cứu, soạn thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương nêu rõ, dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) phải quy định rõ ràng, cụ thể tính chất, vị trí của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Cần quy định rõ mối quan hệ kiểm soát quyền lực của Chính phủ - cơ quan thực hiện quyền hành pháp với cơ quan thực hiện quyền lập pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp, theo đúng quan điểm của Đảng và tinh thần của Hiến pháp, bảo đảm quyền lực nhà nước được thực thi thống nhất, có hiệu lực và hiệu quả.
Quyền hành pháp của Chính phủ phải được thực thi đầy đủ và liên tục, nhất là trong việc xây dựng, ban hành thể chế, trong đó có các luật và pháp lệnh.
Để bảo đảm tính linh hoạt, chủ động trong thực thi nhiệm vụ, thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ cần quy định khái quát, không nên quy định quá chi tiết, cụ thể như Luật Tổ chức Chính phủ hiện hành.
Đồng thời, cần quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xử lý đối với trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp hay diễn biến bất thường của đất nước.
Để chủ động, linh hoạt trong điều chỉnh sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước trong quá trình phát triển thì không quy định cơ cấu tổ chức của Chính phủ trong Luật, chỉ quy định có tính nguyên tắc là cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ.
Cụ thể hóa quyền hạn, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ
Thông báo kết luận nêu rõ, trong Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) có một chương quy định cụ thể, đầy đủ vị trí, thẩm quyền và các nguyên tắc làm việc của Thủ tướng Chính phủ, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, là chức vụ do Quốc hội bầu ra, có nhiệm vụ lãnh đạo công tác của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước.
Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) phải cụ thể hóa quy định tại Điều 98, Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, trước hết là nhiệm vụ lãnh đạo công tác của Chính phủ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động hệ thống hành chính nhà nước, bảo đảm trật tự, kỷ cương, tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia.
Phó Thủ tướng là người giúp Thủ tướng thực hiện nhiệm vụ trên một số lĩnh vực công tác. Quyền hạn của Phó Thủ tướng do Thủ tướng phân công. Khi giải quyết công việc, Phó Thủ tướng nhân danh Thủ tướng và chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng. Vì vậy, không quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Thủ tướng trong Luật.
Quy định khung cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) cần quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chung, cũng như khung cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ. Tiến tới sẽ không ban hành nghị định quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.
Cần phân định rõ và quy định hợp lý mối quan hệ về thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quang ngang bộ với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước.
Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) tiếp tục đề cao vị trí, thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ và quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc theo đúng quy định của Hiến pháp. Không lẫn lộn giữa thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn bộ, cơ quan ngang bộ với tư cách là tổ chức giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được phân công.
Cần có quy định hợp lý về vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ trong Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) theo hướng, cơ quan thuộc Chính phủ không có chức năng quản lý nhà nước. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với cơ quan thuộc Chính phủ.
Nghiên cứu chế định "Bộ trưởng không Bộ"
Cần quy định rõ ràng, cụ thể mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đối với chính quyền địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, kỷ luật, kỷ cương của nền hành chính quốc gia. Đồng thời, phân định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong quan hệ với chính quyền địa phương.
Nghiên cứu, hoàn thiện chế định "Bộ trưởng không Bộ" trong Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), trong đó quy định rõ vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của Bộ trưởng không bộ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề, những lĩnh vực công tác nhất định thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Về tính chất, vị trí, chức năng của Văn phòng Chính phủ, Thông báo kết luận nêu rõ, Văn phòng Chính phủ có vai trò quan trọng trong tham mưu, giúp việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện quản lý điều hành đất nước. Cần quy định vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Chính phủ theo hướng, Văn phòng Chính phủ là bộ máy làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, có chức năng tham mưu, tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ đứng đầu (nghiên cứu bỏ chức danh "Chủ nhiệm").
Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương
Về một số nội dung cơ bản của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương, theo định hướng của Thủ tướng, cần tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng cấp chính quyền địa phương gắn liền với các điều kiện bảo đảm; đồng thời, phải chịu sự quản lý thống nhất của trung ương, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt trong lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các cấp chính quyền địa phương.
Trong trường hợp cần thiết, những vấn đề đã được phân cấp nhưng chính quyền địa phương không giải quyết được hoặc giải quyết không đúng, không hiệu quả thì Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan có thể trực tiếp quyết định.
Quận, phường không tổ chức Hội đồng nhân dân
Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, dự án luật cần quy định theo hướng quận, phường không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND). Không tổ chức HĐND ở các đơn vị hành chính này không có nghĩa là bỏ vai trò đại diện của nhân dân ở địa bàn đó và bỏ giám sát đối với UBND mà việc này sẽ do HĐND thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện.
UBND quận, UBND phường là cơ quan hành chính đại diện cho UBND thành phố, được giao thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định.
UBND quận, phường không phải là một cấp chính quyền địa phương, nhưng là chính quyền địa phương được giao một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định của pháp luật, chịu sự giám sát của HĐND thành phố.
Cần nghiên cứu, xác định rõ cơ chế bảo đảm tính thống nhất, gắn bó chặt chẽ giữa HĐND và UBND cùng cấp với tư cách là cơ quan cấu thành một cấp chính quyền địa phương.
Thủ tướng nhất trí với phương án đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quy định theo hướng Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định có tính chất khái quát về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương; các luật chuyên ngành sẽ quy định cụ thể./.
Trừng phạt kinh tế Nga: Đòn “gậy ông đập lưng ông” (27/04/2014)
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam