Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói về con số 34 nghìn tỷ đồng
Bộ trưởng nghĩ thế nào khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tới 34.000 tỷ đồng chỉ để đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Nếu cần phải có đến 34.000 tỷ đồng chỉ để biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới thì tôi cũng không đồng tình, cũng thấy là lãng phí, phi lý. Tuy nhiên cần phải nói rõ con số 34.000 tỷ đồng không có trong Tờ trình và những hồ sơ liên quan mà Chính phủ gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Lần này, Chính phủ đề nghị với Quốc hội bàn để ra nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, tương tự như năm 2000 Chính phủ đã đề nghị và Quốc hội đã ra nghị quyết.
Kết cấu của Nghị quyết đơn giản chỉ gồm 3 phần: Mục tiêu đổi mới; tiến độ và tổ chức thực hiện quá trình đó thế nào.
Trong hồ sơ chúng tôi gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không có con số nào về tiền nong.
Vậy tại sao lại có con số 34.000 tỷ đồng, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Con số 34.000 tỷ đồng, sau khi tìm hiểu, thì chúng tôi được biết là được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhóm chuyên gia khác nhau. Trong số 34.000 tỷ đồng này, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn sách giáo khoa mà còn bao gồm đào tạo lại đội ngũ giáo viên, mua sắm trang thiết bị và nhiều công việc khác. Riêng về biên soạn chương trình và sách giáo khoa, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng.
100 tỷ đồng và 34.000 tỷ đồng là hai con số khác xa nhau và Bộ trưởng có nói đây là con số của các nhóm nghiên cứu đưa ra. Vậy tại sao đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo lại nhắc đi, nhắc lại con số này trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Đây là một sai sót, sơ xuất đáng tiếc. Vào những ngày Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức cuộc giải trình này, tôi phải đi công tác nước ngoài trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN nên không thể tham gia trực tiếp.
Tại phiên giải trình này, khi đại diện của Bộ trình bày Tờ trình thì không có nội dung về tiền nong. Con số 34.000 tỷ đồng được nêu lên khi thông tin, giải đáp câu hỏi của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Để xảy ra sơ xuất này thì trách nhiệm thuộc về Bộ Giáo dục và Đào tạo và chúng tôi xin nhận trách nhiệm này. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định Tờ trình và hồ sơ gửi sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có con số này. Đây mới chỉ là công việc bước đầu xin chủ trương còn sau đó sẽ triển khai rất nhiều công việc nữa.
Bộ trưởng có thể cho biết những bước tiếp theo sẽ như thế nào?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tất cả những việc tiếp theo sẽ được triển khai theo quy trình rất chặt chẽ. Sau khi Quốc hội ra Nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện. Các bộ, ngành sẽ có những công việc cụ thể.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo phân công, sẽ xây dựng Đề án về biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới trong đó có nêu tất cả các công việc liên quan, định mức, quy định mức chi tiêu, số tiền, các nguồn lực khác cần phải có. Đề án sẽ được công bố rộng rãi để xin ý kiến công luận và chuyên gia, xin ý kiến của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực, Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục. Các bộ ngành sẽ thẩm định. Chính phủ sẽ thảo luận. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, ban hành quyết định theo thẩm quyền, hoặc sẽ báo cáo với Quốc hội nếu công việc vượt thẩm quyền./.
Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN lần thứ 6  (20/04/2014)
Rộn ràng chào đón Ngày sách đầu tiên của Việt Nam  (20/04/2014)
Chủ tịch Thượng viện Mỹ kết thúc chuyến thăm Việt Nam  (20/04/2014)
Đoàn đại biểu Hà Nội thăm và làm việc tại Điện Biên  (20/04/2014)
Tưng bừng khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2014  (20/04/2014)
Colombia để quốc tang ba ngày nhà văn Garcia Marquez  (20/04/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên