Hội nghị toàn quốc tổng kết hoạt động năm 2013 và triển khai công tác năm 2014 của Hội Nhà báo Việt Nam
22:21, ngày 19-04-2014
TCCSĐT - Ngày 18-4-2014, tại Quảng Ninh, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác năm 2014 với chủ đề “Nâng cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Các đồng chí: Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và Trần Gia Thái, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo các cấp hội địa phương, các liên chi hội, chi hội trực thuộc Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam,…
Sau phát biểu khai mạc của đồng chí Thuận Hữu và phát biểu chào mừng của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Hội nghị tập trung thảo luận hai nội dung chính, đó là tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW, ngày 18-3-2004 của Ban Bí thư Trung ương khoá IX “Về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới”; và đánh giá hoạt động của Hội trong năm 2013, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.
Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW, đồng chí Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị, hoạt động của các cấp hội từ trung ương đến địa phương đã có những bước chuyển biến tích cực với những kết quả rõ nét. Các cấp hội không ngừng đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động, từng bước khẳng định vị thế, nâng tầm vai trò của Hội Nhà báo, góp phần tích cực và hiệu quả vào công cuộc đổi mới đất nước cũng như sự phát triển của báo chí Việt Nam. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo dục, rèn luyện phẩm chất cách mạng, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo được các cấp hội hết sức quan tâm. Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đã được xây dựng và ban hành; quyền lợi của hội viên nhà báo trong hoạt động tác nghiệp được quan tâm bảo vệ; các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động được động viên, khen thưởng kịp thời. Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cường giao lưu báo chí, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa các nước, nâng cao vị thế của đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các cấp hội vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém cần được nghiêm túc nhìn nhận. Việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 37 ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, chưa nghiêm túc nên nội dung Chỉ thị chưa thực sự đi vào cuộc sống, hiệu quả chưa cao. Một số hội nhà báo tỉnh, thành phố, liên chi hội nhà báo và nhiều chi hội cơ sở hoạt động còn yếu. Việc tổ chức quán triệt, học tập và thực hiện “Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo” tại một số cơ sở hội chưa tốt. Một số hội viên chưa thực sự ý thức được đầy đủ trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo nên đã để xảy ra những sai phạm như thông tin không chính xác, không khách quan, không trung thực, không cân nhắc lợi hại khi thông tin. Công tác bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ mặc dù được quan tâm và đạt được nhiều thành quả, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của hội viên và với sự phát triển nhanh của đội ngũ, nhất là đội ngũ người làm báo trẻ.
Báo cáo về hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2013 vừa qua, đồng chí Hà Minh Huệ cho biết, thực hiện Chương trình công tác toàn khóa (khóa XI), kế hoạch hoạt động năm 2013, nhất là thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo Hội ngày 23-7-2013, các cấp hội từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều cố gắng, tổ chức nhiều hoạt động phong phú, hiệu quả, thể hiện rõ vai trò của một tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp của người làm báo. Cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi hơn nên hoạt động của các cấp hội có nhiều khởi sắc. Năm 2013 là năm có số hội viên nộp đơn và được kết nạp vào Hội cao nhất từ trước tới nay. Tính đến cuối năm 2013, cả nước có 289 tổ chức cơ sở hội, gồm 63 hội tỉnh, thành phố, 19 liên chi hội, 207 chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam với số lượng trên 20.000 hội viên. Đồng thời, đã có 14 chi hội trực thuộc Trung ương Hội được thành lập mới, 36 cấp hội đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ.
Năm 2013 đã là năm sôi nổi, dày đặc các hoạt động nghiệp vụ của Hội Nhà báo với rất nhiều các hội thảo chuyên sâu về hoạt động hội, về nghề báo được tổ chức. Hội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức được 74 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hơn 2.000 hội viên nhà báo; tổ chức hơn 10 cuộc hội thảo về nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp. Giải báo chí Quốc gia lần thứ VII; các cuộc thi lớn về báo chí cũng đã được tổ chức thành công.
Cùng với các hoạt động nghiệp vụ, Hội còn thực hiện nhiều hoạt động từ thiện: trao 2.000 suất quà Tết cho đồng bào nghèo huyện Hàm Tân và huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận); trao 100 triệu đồng cho Quỹ học bổng học sinh nghèo tỉnh Bình Thuận; phối hợp với các hội địa phương tập hợp hồ sơ và xin học bổng cho hơn 20 sinh viên với tổng giá trị 240 triệu đồng…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, đáng ghi nhận, hoạt động của các cấp hội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục. Đó là nội dung, phương thức, chất lượng hoạt động của các cấp hội chưa tương xứng với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu của báo chí cách mạng trong thời kỳ mới. Một số cấp hội, cơ quan báo chí còn buông lỏng công tác quản lý, nội dung tuyên truyền, dẫn tới tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng…
Tại Hội nghị, các đại biểu địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến, kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động của mình về các nội dung, như nâng cao chất lượng hội viên; trình độ nghiệp vụ của hội viên thông qua việc nghe chuyên đề, tổ chức các khóa học ngắn ngày; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp hội; cũng như chất lượng các tác phẩm tham gia giải báo chí quốc gia…
Năm 2014 là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Hội Nhà báo Việt Nam và Chương trình hoạt động toàn khóa của Hội, hướng tới Đại hội X của Hội Nhà báo Việt Nam (năm 2015), góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Trên tinh thần đó, Hội nghị xác định nhiệm vụ đặt ra cho công tác chung của Hội trong năm 2014 là: thứ nhất, đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và đạo đức người làm báo, coi đây là việc làm thường xuyên, là cơ sở để xây dựng các cấp hội trong sạch, vững mạnh; thứ hai, triển khai toàn diện các mặt công tác, bảo đảm cho các hội viên - nhà báo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, làm tốt công tác thông tin báo chí, nghiêm túc thực hiện Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, tổ chức tốt các hoạt động thường xuyên, như xây dựng tổ chức công tác hội, công tác kiểm tra, công tác nghiệp vụ và các hoạt động khác.
Nhân dịp tổng kết hoạt động năm 2013 và triển khai công tác năm 2014 của Hội Nhà báo Việt Nam, đã có 2 tập thể và 5 cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 25 đơn vị “Tập thể Hội xuất sắc” được nhận Cờ Thi đua của Hội Nhà báo Việt Nam; 40 tập thể và 182 cá nhân được Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tặng Bằng khen vì có “Thành tích xuất sắc về nghiệp vụ và xây dựng Hội năm 2013”./.
Sau phát biểu khai mạc của đồng chí Thuận Hữu và phát biểu chào mừng của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Hội nghị tập trung thảo luận hai nội dung chính, đó là tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW, ngày 18-3-2004 của Ban Bí thư Trung ương khoá IX “Về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới”; và đánh giá hoạt động của Hội trong năm 2013, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.
Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW, đồng chí Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị, hoạt động của các cấp hội từ trung ương đến địa phương đã có những bước chuyển biến tích cực với những kết quả rõ nét. Các cấp hội không ngừng đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động, từng bước khẳng định vị thế, nâng tầm vai trò của Hội Nhà báo, góp phần tích cực và hiệu quả vào công cuộc đổi mới đất nước cũng như sự phát triển của báo chí Việt Nam. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo dục, rèn luyện phẩm chất cách mạng, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo được các cấp hội hết sức quan tâm. Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đã được xây dựng và ban hành; quyền lợi của hội viên nhà báo trong hoạt động tác nghiệp được quan tâm bảo vệ; các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động được động viên, khen thưởng kịp thời. Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cường giao lưu báo chí, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa các nước, nâng cao vị thế của đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các cấp hội vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém cần được nghiêm túc nhìn nhận. Việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 37 ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, chưa nghiêm túc nên nội dung Chỉ thị chưa thực sự đi vào cuộc sống, hiệu quả chưa cao. Một số hội nhà báo tỉnh, thành phố, liên chi hội nhà báo và nhiều chi hội cơ sở hoạt động còn yếu. Việc tổ chức quán triệt, học tập và thực hiện “Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo” tại một số cơ sở hội chưa tốt. Một số hội viên chưa thực sự ý thức được đầy đủ trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo nên đã để xảy ra những sai phạm như thông tin không chính xác, không khách quan, không trung thực, không cân nhắc lợi hại khi thông tin. Công tác bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ mặc dù được quan tâm và đạt được nhiều thành quả, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của hội viên và với sự phát triển nhanh của đội ngũ, nhất là đội ngũ người làm báo trẻ.
Báo cáo về hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2013 vừa qua, đồng chí Hà Minh Huệ cho biết, thực hiện Chương trình công tác toàn khóa (khóa XI), kế hoạch hoạt động năm 2013, nhất là thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo Hội ngày 23-7-2013, các cấp hội từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều cố gắng, tổ chức nhiều hoạt động phong phú, hiệu quả, thể hiện rõ vai trò của một tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp của người làm báo. Cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi hơn nên hoạt động của các cấp hội có nhiều khởi sắc. Năm 2013 là năm có số hội viên nộp đơn và được kết nạp vào Hội cao nhất từ trước tới nay. Tính đến cuối năm 2013, cả nước có 289 tổ chức cơ sở hội, gồm 63 hội tỉnh, thành phố, 19 liên chi hội, 207 chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam với số lượng trên 20.000 hội viên. Đồng thời, đã có 14 chi hội trực thuộc Trung ương Hội được thành lập mới, 36 cấp hội đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ.
Năm 2013 đã là năm sôi nổi, dày đặc các hoạt động nghiệp vụ của Hội Nhà báo với rất nhiều các hội thảo chuyên sâu về hoạt động hội, về nghề báo được tổ chức. Hội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức được 74 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hơn 2.000 hội viên nhà báo; tổ chức hơn 10 cuộc hội thảo về nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp. Giải báo chí Quốc gia lần thứ VII; các cuộc thi lớn về báo chí cũng đã được tổ chức thành công.
Cùng với các hoạt động nghiệp vụ, Hội còn thực hiện nhiều hoạt động từ thiện: trao 2.000 suất quà Tết cho đồng bào nghèo huyện Hàm Tân và huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận); trao 100 triệu đồng cho Quỹ học bổng học sinh nghèo tỉnh Bình Thuận; phối hợp với các hội địa phương tập hợp hồ sơ và xin học bổng cho hơn 20 sinh viên với tổng giá trị 240 triệu đồng…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, đáng ghi nhận, hoạt động của các cấp hội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục. Đó là nội dung, phương thức, chất lượng hoạt động của các cấp hội chưa tương xứng với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu của báo chí cách mạng trong thời kỳ mới. Một số cấp hội, cơ quan báo chí còn buông lỏng công tác quản lý, nội dung tuyên truyền, dẫn tới tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng…
Tại Hội nghị, các đại biểu địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến, kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động của mình về các nội dung, như nâng cao chất lượng hội viên; trình độ nghiệp vụ của hội viên thông qua việc nghe chuyên đề, tổ chức các khóa học ngắn ngày; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp hội; cũng như chất lượng các tác phẩm tham gia giải báo chí quốc gia…
Năm 2014 là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Hội Nhà báo Việt Nam và Chương trình hoạt động toàn khóa của Hội, hướng tới Đại hội X của Hội Nhà báo Việt Nam (năm 2015), góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Trên tinh thần đó, Hội nghị xác định nhiệm vụ đặt ra cho công tác chung của Hội trong năm 2014 là: thứ nhất, đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và đạo đức người làm báo, coi đây là việc làm thường xuyên, là cơ sở để xây dựng các cấp hội trong sạch, vững mạnh; thứ hai, triển khai toàn diện các mặt công tác, bảo đảm cho các hội viên - nhà báo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, làm tốt công tác thông tin báo chí, nghiêm túc thực hiện Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, tổ chức tốt các hoạt động thường xuyên, như xây dựng tổ chức công tác hội, công tác kiểm tra, công tác nghiệp vụ và các hoạt động khác.
Nhân dịp tổng kết hoạt động năm 2013 và triển khai công tác năm 2014 của Hội Nhà báo Việt Nam, đã có 2 tập thể và 5 cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 25 đơn vị “Tập thể Hội xuất sắc” được nhận Cờ Thi đua của Hội Nhà báo Việt Nam; 40 tập thể và 182 cá nhân được Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tặng Bằng khen vì có “Thành tích xuất sắc về nghiệp vụ và xây dựng Hội năm 2013”./.
Nâng cao vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của cộng đồng ASEAN  (19/04/2014)
Đoàn Nghị sĩ Hoa Kỳ thăm các nạn nhân dioxin tại Đà Nẵng  (19/04/2014)
Khánh thành nhà máy lốp xe tải toàn thép hiện đại nhất Việt Nam  (19/04/2014)
Quốc hội băn khoăn về việc bảo toàn Quỹ bảo hiểm xã hội  (19/04/2014)
Hoa Kỳ giúp Việt Nam xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng  (19/04/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên