Việt Nam chủ động thực hiện cam kết về tăng trưởng xanh
22:58, ngày 18-04-2014
Sáng 18-4, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh theo Quyết định số 403/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu tại buổi lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết tăng trưởng xanh là mục tiêu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; đồng thời, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, các tổ chức phát triển trong và ngoài nước, tập trung vào việc hợp tác và hỗ trợ nhau trong phòng chống biến đổi khí hậu.
Tăng trưởng xanh cũng là xu hướng phát triển chung của thế giới trong thế kỷ 21, với những cam kết và hợp tác quốc tế nhằm bảo đảm phát triển bền vững thông qua sản xuất xanh, bảo vệ môi trường kết hợp tiết kiệm năng lượng.
Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương nhấn mạnh Việt Nam luôn ghi nhận những sự hợp tác, đóng góp của đối tác quốc tế như WB, USAID, Vương quốc Bỉ, Hàn Quốc… về nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật cũng như kinh nghiệm trong quá trình tham vấn, nội dung và thông qua Chiến lược và Kế hoạch tăng trưởng xanh. Chính phủ Việt Nam sẵn sàng, chủ động thực hiện các cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh…
Các doanh nghiệp được coi là đối tượng quan trọng, có tính chất quyết định đến chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Doanh nghiệp được khuyến cáo thay đổi công nghệ, tập trung đầu tư để áp dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường và giảm thiểu mức phát thải khí nhà kính.
Tại lễ công bố, đại diện một số tổ chức quốc tế đã trao đổi thông tin, bài học kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, triển khai kế hoạch ở các nước và khu vực khác nhau; đồng thời, khẳng định luôn ủng hộ, đồng hành với Việt Nam trong chiến lược tăng trưởng xanh bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.
Vụ trưởng Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Phạm Hoàng Mai đề xuất cần xác định khung pháp lý gồm hình thành các kế hoạch hành động, các dự án ưu tiên cho phòng chống biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; xây dựng cơ chế thị trường để hình thành nguồn tài chính cho tăng trưởng xanh; nâng cao năng lực và kiện toàn tổ chức hiện có; vận động tài trợ; đề nghị WB làm đầu mối đánh giá các khoản viện trợ đã dành cho các bộ, ngành, địa phương tham gia vào mục tiêu tăng trưởng xanh… Cần thúc đẩy hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa cơ quan chức năng Việt Nam với đối tác quốc tế; tạo môi trường thông thoáng để thu hút tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực tăng trưởng xanh (dưới hình thức chuyển đổi công nghệ/dự án thí điểm hoặc nghiên cứu điển hình) đồng thời cho phép triển khai mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong xây dựng hạ tầng, sản xuất điện thỏa mãn mục tiêu tăng trưởng xanh.
Kế hoạch tăng trưởng xanh quốc gia gồm 12 nhóm hoạt động, với 66 hoạt động cụ thể, theo 4 chủ đề như xây dựng thể chế quốc gia và kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương; giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống, tiêu dùng bền vững.
Bên cạnh đó, kế hoạch tăng trưởng xanh quốc gia cần sự vào cuộc của hầu hết các địa phương, ngành với những nhiệm vụ cụ thể, gắn liền với đặc điểm và yêu cầu phát triển bền vững của địa phương, ngành, doanh nghiệp.
Mỗi đơn vị tự xác lập kế hoạch, nghiên cứu phương án, nội dung thiết thực để triển khai tăng trưởng xanh; trong đó lưu ý cơ chế huy động và phân bổ nguồn lực; đào tạo lao động ‘xanh”; cơ chế theo dõi, đánh giá, báo cáo./.
Tăng trưởng xanh cũng là xu hướng phát triển chung của thế giới trong thế kỷ 21, với những cam kết và hợp tác quốc tế nhằm bảo đảm phát triển bền vững thông qua sản xuất xanh, bảo vệ môi trường kết hợp tiết kiệm năng lượng.
Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương nhấn mạnh Việt Nam luôn ghi nhận những sự hợp tác, đóng góp của đối tác quốc tế như WB, USAID, Vương quốc Bỉ, Hàn Quốc… về nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật cũng như kinh nghiệm trong quá trình tham vấn, nội dung và thông qua Chiến lược và Kế hoạch tăng trưởng xanh. Chính phủ Việt Nam sẵn sàng, chủ động thực hiện các cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh…
Các doanh nghiệp được coi là đối tượng quan trọng, có tính chất quyết định đến chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Doanh nghiệp được khuyến cáo thay đổi công nghệ, tập trung đầu tư để áp dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường và giảm thiểu mức phát thải khí nhà kính.
Tại lễ công bố, đại diện một số tổ chức quốc tế đã trao đổi thông tin, bài học kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, triển khai kế hoạch ở các nước và khu vực khác nhau; đồng thời, khẳng định luôn ủng hộ, đồng hành với Việt Nam trong chiến lược tăng trưởng xanh bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.
Vụ trưởng Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Phạm Hoàng Mai đề xuất cần xác định khung pháp lý gồm hình thành các kế hoạch hành động, các dự án ưu tiên cho phòng chống biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; xây dựng cơ chế thị trường để hình thành nguồn tài chính cho tăng trưởng xanh; nâng cao năng lực và kiện toàn tổ chức hiện có; vận động tài trợ; đề nghị WB làm đầu mối đánh giá các khoản viện trợ đã dành cho các bộ, ngành, địa phương tham gia vào mục tiêu tăng trưởng xanh… Cần thúc đẩy hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa cơ quan chức năng Việt Nam với đối tác quốc tế; tạo môi trường thông thoáng để thu hút tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực tăng trưởng xanh (dưới hình thức chuyển đổi công nghệ/dự án thí điểm hoặc nghiên cứu điển hình) đồng thời cho phép triển khai mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong xây dựng hạ tầng, sản xuất điện thỏa mãn mục tiêu tăng trưởng xanh.
Kế hoạch tăng trưởng xanh quốc gia gồm 12 nhóm hoạt động, với 66 hoạt động cụ thể, theo 4 chủ đề như xây dựng thể chế quốc gia và kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương; giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống, tiêu dùng bền vững.
Bên cạnh đó, kế hoạch tăng trưởng xanh quốc gia cần sự vào cuộc của hầu hết các địa phương, ngành với những nhiệm vụ cụ thể, gắn liền với đặc điểm và yêu cầu phát triển bền vững của địa phương, ngành, doanh nghiệp.
Mỗi đơn vị tự xác lập kế hoạch, nghiên cứu phương án, nội dung thiết thực để triển khai tăng trưởng xanh; trong đó lưu ý cơ chế huy động và phân bổ nguồn lực; đào tạo lao động ‘xanh”; cơ chế theo dõi, đánh giá, báo cáo./.
Hà Nội bầu bổ sung mới ba Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân  (18/04/2014)
Đổi mới, nâng cao trách nhiệm giám sát của Quốc hội  (18/04/2014)
Phát huy giá trị kho kỷ vật Chiến thắng Điện Biên Phủ  (18/04/2014)
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Zimbabwe  (18/04/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên