Miền Trung tiếp tục các nỗ lực khắc phục hậu quả lũ lụt
Theo thông tin dự báo, lũ trên các sông từ Thừa Thiên - Huế đến khu vực phía Bắc Khánh Hòa tiếp tục giảm, hầu hết chỉ còn ở mức báo động 1, báo động 2. Riêng tại hạ lưu sông Thu Bồn, sông Vệ, sông Côn vẫn còn trên mức báo động 2 và sau 1 - 2 ngày nữa nước trên các sông này sẽ xuống, tình trạng ngập úng sẽ được cải thiện.
Phân luồng xe qua khu vực Quốc lộ 1A bị lũ chia cắt
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, cơn bão số 15 xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, gây tắc giao thông và chia cắt nhiều tuyến đường trong khu vực.
Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ, các tuyến đường trong khu vực trên bị ngập sâu trong nước, đất đá sạt lở vùi lấp mặt đường chủ yếu là theo hướng Bắc - Nam trên tuyến Quốc lộ 1 (Quốc lộ 1D - tránh đèo Cù Mông); đường Hồ Chí Minh - Quốc lộ 14 và giao thông theo hướng Đông - Tây bằng các trục đường ngang gồm các tuyến quốc lộ như: Quốc lộ 14B, 14E (khu vực Quảng Nam - thành phố Đà Nẵng); Quốc lộ 24 (khu vực Quảng Ngãi - Kon Tum); Quốc lộ 19 (khu vực Bình Định - Gia Lai); Quốc lộ 25 (khu vực Phú Yên - Gia Lai); Quốc lộ 26 (khu vực Khánh Hoà - Đăk Lắk) và một số hệ thống đường tỉnh lộ trong khu vực.
Trước tình hình trên, Tổng cục Đường bộ đã có phương án phân luồng bảo đảm giao thông do tắc đường trên Quốc lộ 1 qua khu vực Quảng Ngãi - Bình Định.
Cụ thể, các phương tiện giao thông đi từ phía Bắc vào Nam và ngược lại trên Quốc lộ 1 đến ngã tư Hòa Cầm - thành phố Đà Nẵng hoặc từ tuyến đường dẫn Nam Hải Vân - Túy Loan rẽ phải đi theo Quốc lộ 14B đến Ngã ba Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang, Quảng Nam), rẽ trái theo đường Hồ Chí Minh đến Kon Tum và theo Quốc lộ 14 đến thành phố Buôn Ma Thuột đi thẳng theo Quốc lộ 14 vào Nam hoặc theo Quốc lộ 26 xuống ngã ba Ninh Hòa Km1421/Quốc lộ 1 (thị trấn Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) rẽ phải đi theo Quốc lộ 1 để vào Nam.
Do tình hình mưa lũ tại miền Trung diễn biến phức tạp, nhiều tuyến đường sắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên để bảo đảm an toàn, Ga Hà Nội đã hủy 2 đoàn tàu SE3 xuất phát từ Hà Nội lúc 23 giờ ngày 16-11, SE7 khởi hành lúc 6 giờ 15 phút ngày 17-11. Riêng chuyến tàu SE1 ngày 16-11 sẽ lùi thời gian xuất phát đến 23 giờ.
Quảng Ngãi: Thiệt hại nặng tại các địa phương
Báo cáo nhanh của các huyện, thành phố trong tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tính đến cuối ngày 16-11, thiệt hại do mưa, lũ gây ra từ ngày 14 đến ngày 16-11 là rất nghiêm trọng: có 12 người chết và mất tích; 15 người bị thương. Mưa lũ làm sập đổ, cuốn trôi 32 nhà; 82 nhà tốc mái, hư hỏng; 280m tường rào của trường học bị ngã đổ; hư hỏng 5 trạm y tế... Về nông nghiệp, đất canh tác bị sa bồi, thủy phá 725 ha; thóc giống bị ướt hàng nghìn tấn; lương thực bị ướt, hư hỏng trên 15.000 tấn. Cây công nghiệp ngắn ngày bị ngập úng 1.431,5 ha; thiệt hại gần 11.000 gia súc; 10.637 gia cầm bị cuốn trôi. 14.950 m kênh mương bị sạt lở, hư hỏng. Quốc lộ bị ngập tại 50 điểm; nền đường bị hư hỏng 10.000 m; khối lượng đất đá bị sạt lở: 29.000 m3 . 13 tuyến tỉnh lộ bị ngập với khối lượng đất bị sạt lở khoảng 29.000 m3...
Trường hợp 11 phương tiện và 6 ngư dân của xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa bị đứt dây neo tại cửa sông Phú Thọ, trôi ra biển, ngày 16-11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã điều động 2 tàu là CN 09 và BP 091101 cứu được 6 ngư dân an toàn; tìm kiếm được 5 phương tiện; 3 phương tiện bị chìm, hiện vẫn còn 3 phương tiện trôi trên biển. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đề nghị chính quyền địa phương huy động phương tiện tiếp tục cứu hộ 3 phương tiện còn lại.
Tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tổ chức 5 đoàn công tác về các địa phương chỉ đạo tập trung khắc phục thiệt hại mưa, lũ. Trước mắt cứu hộ, cứu trợ khẩn cấp; dọn vệ sinh các trung tâm y tế, bệnh viện, trạm xá đảm bảo cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân; khắc phục chỗ ở cho người dân, dọn dẹp vệ sinh môi trường, chôn cất gia súc, gia cầm bị chết; tổ chức khử độc, xử lý giếng nước sinh hoạt cho nhân dân./.
Mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ  (17/11/2013)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Lào  (17/11/2013)
Thành lập Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ  (17/11/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay