Việt Nam coi trọng hợp tác với các nước khu vực Trung Đông - Bắc Phi
Đây là lần đầu tiên Diễn đàn giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - Bắc Phi được tổ chức tại Việt Nam với sự tham dự của 15 đoàn và gần 250 doanh nghiệp các nước tham dự.
Cảm ơn Chủ tịch nước đã có buổi gặp gỡ và trao đổi thẳng thắn về cơ hội hợp tác giữa các bên, các trưởng đoàn đánh giá cao sáng kiến tổ chức Diễn đàn này, góp phần củng cố và thúc đẩy hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - Bắc phi.
Các đại biểu bày tỏ tin tưởng, lạc quan vào triển vọng hợp tác giữa hai bên, quyết tâm triển khai những ý tưởng và thảo thuận đã đạt được tại Diễn đàn để tăng cường hợp tác, nhất là về thương mại, năng lượng, đầu tư, lao động và nông nghiệp trong thời gian tới. Các trưởng đoàn đề nghị Việt Nam tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp các nước triển khai các dự án đầu tư.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhiệt liệt hoan nghênh các đoàn đại biểu các nước Trung Đông - Bắc Phi đã tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước tại khu vực này đã có sự tăng trưởng nhanh trong 10 năm qua. Trong đường lối đối ngoại, Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với các nước đối tác truyền thống, trong đó có khu vực Trung Đông - Bắc Phi.
Chủ tịch nước mong rằng qua diễn đàn lần này, các bên sẽ trao đổi thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp, dầu khí...
Đánh giá cao một số dự án đã và đang đầu tư giữa các bên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng hai bên còn nhiều tiềm năng để mở rộng hợp tác nhằm đưa kim ngạch thương mại hai chiều vượt con số gần 8 tỷ USD hiện nay.
Hoan nghênh ý tưởng và kiến nghị của đại diện các trưởng đoàn, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam sẵn sàng lắng nghe và tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp các nước đầu tư vào Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn, trong vai trò cầu nối giữa các nước với Việt Nam, các trưởng đoàn tiếp tục duy trì kết quả đạt được từ Diễn đàn, tăng cường tiếp xúc với các bộ, ngành, địa phương Việt Nam, đó là tiền đề để nâng cao hơn nữa sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - Bắc Phi./.
Thành lập đường dây nóng phản ánh bất cập về y tế  (05/11/2013)
Chủ động đối phó bão số 12 và những cơn bão tiếp theo  (05/11/2013)
Giới luật gia Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác  (05/11/2013)
Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ là nhiệm vụ quan trọng  (05/11/2013)
Kiểm tra bảo dưỡng, duy tu Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (05/11/2013)
Đường Hồ Chí Minh: Cần giải thích rõ về phân kỳ đầu tư  (05/11/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên