Cần sắp xếp, rút gọn các chương trình mục tiêu quốc gia
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm (đoàn Thái Bình) chia sẻ, trong thời gian qua, 16 chương trình mục tiêu quốc gia đã đóng góp tích cực cho vấn đề cần giải quyết ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, các chương trình chưa phát huy hết hiệu quả là vì yêu cầu đặt ra quá lớn, điều kiện để thực hiện lại chưa đáp ứng. Trước hết là về vốn, phần lớn các yêu cầu đặt ra và nội dung cần giải quyết là rất rộng. Việc liên kết, phối hợp giữa các bộ, ngành với nhau để thực hiện các chương trình vẫn còn rời rạc, thiếu tính đồng bộ...
Ngoài ra, do cách làm, cách điều hành chưa được tốt nên nhiều chương trình thực hiện không được như mong muốn.
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm đề nghị, trong thời gian tới Chính phủ cần sắp xếp và thu hẹp lại các chương trình mục tiêu quốc gia và các bộ, ngành liên quan phải có sự phối hợp đồng bộ với nhau.
Đồng thời, Chính phủ cần tập trung nguồn vốn cho các chương trình cụ thể như chương trình xây dựng nông thôn mới vì toàn bộ những công trình này nằm ở nông thôn, phục vụ cho nông dân, từ đó có những địa chỉ cụ thể và tập trung chỉ đạo, hướng cho các ngành, các lĩnh vực... tạo nên sức mạnh tập thể.
Đại biểu Âu Thị Mai (đoàn Tuyên Quang) khẳng định: các chương trình đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhất là đối với đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa và đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, các chương trình này vẫn còn không ít những hạn chế đó là nhiều chỉ tiêu thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đạt thấp so với mục tiêu được phê duyệt.
Chất lượng hiệu quả và tính bền vững của một số chương trình mục tiêu quốc gia chưa cao, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm mạnh nhưng chưa vững chắc; khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng chưa được thu hẹp. Việc quản lý, sử dụng các công trình sau đầu tư vẫn thiếu tính bền vững do hoạt động khai thác sử dụng và duy tu, bảo dưỡng chưa được thu hẹp.
Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng các mục tiêu, định hướng quá lớn trong khi nguồn vốn bố trí cho các chương trình còn thấp.
Để thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới, đại biểu Âu Thị Mai đề nghị: Chính phủ cần ban hành đồng bộ cơ chế quản lý và các chính sách có liên quan đến việc giao chỉ tiêu kế hoạch và quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia; giao kế hoạch vốn chương trình mục tiêu quốc gia cùng với thời điểm giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dự toán ngân sách nhà nước hằng năm để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Đại biểu La Ngọc Thoáng (đoàn Cao Bằng) bày tỏ, qua giám sát ở các địa phương cho thấy, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng, miền đòi hỏi các chương trình cần phải có sự điều chỉnh giữa vùng miền để có cách tiếp cận phù hợp và có hiệu quả nhất.
Do vậy, Chính phủ cần rà soát lại tất cả các mục tiêu của mỗi chương trình và điều chỉnh giảm bớt lồng ghép các chương trình cho phù hợp với điều kiện về nguồn lực.
Điều chỉnh tỷ trọng vốn, tăng chi cho đầu tư phát triển, đặc biệt kết cấu hạ tầng như giao thông, trường học và trạm y tế, giảm chi cho sự nghiệp, phải linh hoạt trong cách tiếp cận với mỗi vùng miền để chương trình đạt hiệu quả cao nhất. Đối với vùng sâu, vùng xa nên chọn cách đào tạo qua thực tế tại thôn bản hơn là tổ chức các lớp học ở trên hội trường tập trung.
Còn theo đại biểu Danh Út (đoàn Kiên Giang), đối với một số chương trình hiện nay đang sử dụng chủ yếu là vốn sự nghiệp, Chính phủ nên chuyển sang nhiệm vụ chi thường xuyên của các bộ, ngành và địa phương; ban hành quy chế quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia với tinh thần thay đổi cơ chế lập và giao kế hoạch hằng năm sang giao trung hạn, quy định rõ quy chế lồng ghép, sử dụng nguồn vốn để địa phương lồng ghép nguồn vốn đầu tư, tập trung dứt điểm theo từng năm./.
Thành phố Hồ Chí Minh muốn học hỏi mô hình hợp tác công tư của Anh  (05/11/2013)
Bộ Nội vụ sẽ là cơ quan quản lý Học viện Hành chính  (05/11/2013)
Cân nhắc quy định thẩm quyền "truy đuổi" của Hải quan  (05/11/2013)
Nga - NATO vẫn bất đồng về EUROPRO  (04/11/2013)
Việt Nam thúc đẩy hợp tác với các đối tác Trung Đông - Bắc Phi  (04/11/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay