Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
07:35, ngày 02-10-2013
Ngày 1-10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa II nhằm thông qua các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2013 - 2018.
Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA), cho biết: Hội nghị lần này là dịp để các đại biểu tập trung lắng nghe, thảo luận các ý kiến đóng góp của các tỉnh, thành hội đối với các văn kiện chuẩn bị cho Đại hội đại biểu lần thứ III; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Hội; hoạt động của Ban Kiểm tra nhiệm kỳ 2009 - 2013, phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2013 - 2018; dự kiến cơ cấu số lượng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra và nhân sự chủ chốt lãnh đạo Trung ương Hội nhiệm kỳ 2013 - 2018.
Tại Hội nghị, các đại biểu thống nhất đánh giá: Nhìn chung, qua một nhiệm kỳ, Hội đã có sự trưởng thành vượt bậc, khẳng định rõ vai trò và tiềm năng phát triển của Hội, trở thành một tổ chức mạnh, uy tín và hiệu quả hoạt động ngày càng cao. 5 năm qua, toàn Hội đã tích cực tham gia vận động để ban hành, bổ sung, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam; xây dựng trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, dạy nghề, xây nhà tình nghĩa, cấp học bổng, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ vốn sản xuất, trợ cấp thiên tai, khó khăn đột xuất, tặng quà nhân dịp các ngày lễ, tết… cho nạn nhân.
Cũng trong 5 năm qua, hoạt động của Hội đấu tranh đòi thực hiện công lý đối với nạn nhân đã quán triệt mục tiêu yêu cầu Chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam, chú trọng hơn đến việc giải quyết hậu quả liên quan đến con người.
Đánh giá bối cảnh hoạt động của Hội trong 5 năm tới, nhiều đại biểu cho rằng tình hình kinh tế - xã hội của đất nước sẽ vẫn còn nhiều khó khăn. Nhà nước đã có kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh gây ra, nhưng đồng thời cũng phải quan tâm giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc khác. Mặt khác, quan hệ Việt Nam - Mỹ tiếp tục được cải thiện, mở ra triển vọng phối hợp tốt hơn giữa hai nước để thúc đẩy việc khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam sẽ được cải thiện tốt hơn, nhưng cũng còn nhiều vấn đề phức tạp chưa thể giải quyết, chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần được chăm sóc, giúp đỡ của nạn nhân. Số nạn nhân thế hệ thứ nhất sẽ giảm nhanh, nhưng tổng số nạn nhân có thể không giảm hoặc thậm chí vẫn tăng do ảnh hưởng gián tiếp của chất độc da cam.
Vì vậy, các đại biểu cho rằng, nhiệm vụ của Hội vẫn rất nặng nề. Hội sẽ tập trung tiếp tục thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam và đấu tranh đòi công lý cho họ. Đó vẫn là nhiệm vụ “vừa lâu dài, vừa quan trọng, vừa cấp bách”./.
Tại Hội nghị, các đại biểu thống nhất đánh giá: Nhìn chung, qua một nhiệm kỳ, Hội đã có sự trưởng thành vượt bậc, khẳng định rõ vai trò và tiềm năng phát triển của Hội, trở thành một tổ chức mạnh, uy tín và hiệu quả hoạt động ngày càng cao. 5 năm qua, toàn Hội đã tích cực tham gia vận động để ban hành, bổ sung, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam; xây dựng trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, dạy nghề, xây nhà tình nghĩa, cấp học bổng, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ vốn sản xuất, trợ cấp thiên tai, khó khăn đột xuất, tặng quà nhân dịp các ngày lễ, tết… cho nạn nhân.
Cũng trong 5 năm qua, hoạt động của Hội đấu tranh đòi thực hiện công lý đối với nạn nhân đã quán triệt mục tiêu yêu cầu Chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam, chú trọng hơn đến việc giải quyết hậu quả liên quan đến con người.
Đánh giá bối cảnh hoạt động của Hội trong 5 năm tới, nhiều đại biểu cho rằng tình hình kinh tế - xã hội của đất nước sẽ vẫn còn nhiều khó khăn. Nhà nước đã có kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh gây ra, nhưng đồng thời cũng phải quan tâm giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc khác. Mặt khác, quan hệ Việt Nam - Mỹ tiếp tục được cải thiện, mở ra triển vọng phối hợp tốt hơn giữa hai nước để thúc đẩy việc khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam sẽ được cải thiện tốt hơn, nhưng cũng còn nhiều vấn đề phức tạp chưa thể giải quyết, chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần được chăm sóc, giúp đỡ của nạn nhân. Số nạn nhân thế hệ thứ nhất sẽ giảm nhanh, nhưng tổng số nạn nhân có thể không giảm hoặc thậm chí vẫn tăng do ảnh hưởng gián tiếp của chất độc da cam.
Vì vậy, các đại biểu cho rằng, nhiệm vụ của Hội vẫn rất nặng nề. Hội sẽ tập trung tiếp tục thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam và đấu tranh đòi công lý cho họ. Đó vẫn là nhiệm vụ “vừa lâu dài, vừa quan trọng, vừa cấp bách”./.
Mặt trận Tổ quốc và Trung ương Đoàn nâng cao kết quả hợp tác  (02/10/2013)
Chủ tịch nước gặp mặt thân mật phụ nữ làm kinh tế giỏi  (02/10/2013)
Lực lượng vũ trang Quân khu 4: Nhiều cách làm sáng tạo trong thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị  (01/10/2013)
Việt Nam dự kỳ họp 192 Hội đồng chấp hành UNESCO  (01/10/2013)
Thủ tướng chỉ đạo chủ động khắc phục hậu quả cơn bão số 10  (01/10/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay