Phê duyệt Chương trình nghiên cứu, đào tạo, xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Theo đó, mục tiêu đến 2015, nghiên cứu, phát triển một số công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển để bảo đảm sản xuất, cung ứng được khoảng 10 sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao đạt trình độ quốc tế. Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển khoảng 15 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ sản xuất sản phẩm công nghệ cao; 5 cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; 20 nhóm nghiên cứu mạnh về công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Đến 2020, xây dựng và phát triển khoảng 40 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ sản xuất sản phẩm công nghệ cao; 20 cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao đạt trình độ quốc tế vào năm 2020; 50 nhóm nghiên cứu mạnh về công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Theo Quyết định, ưu tiên 4 lĩnh vực công nghệ gồm: Công nghệ thông tin và truyền thông; Công nghệ sinh học; Công nghệ tự động hóa và Công nghệ vật liệu mới. Trong đó, về công nghệ thông tin và truyền thông, nghiên cứu và phát triển một số công nghệ làm nền tảng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ vi mạch điện tử, phần mềm nền đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; công nghệ bảo đảm cho xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại, mạng Internet thế hệ mới; công nghệ mạng thế hệ sau; công nghệ các hệ thống nhúng; công nghệ nhận dạng và xử lý tiếng Việt cho các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông, hệ dịch tự động văn bản đa ngôn ngữ, phát triển phần mềm và thiết bị nhận dạng chữ viết, hình ảnh và âm thanh...
Với lĩnh vực công nghệ sinh học, nghiên cứu và phát triển công nghệ gen ứng dụng trong chẩn đoán, giám định và điều trị các loại bệnh, đặc biệt là các loại bệnh hiểm nghèo; sản xuất vắc-xin tái tổ hợp, protein tái tổ hợp; công nghệ enzym - protein phục vụ phát triển công nghiệp thực phẩm, dược phẩm; tế bào gốc phục vụ chẩn đoán, điều trị, thay thế các mô, cơ quan; công nghệ tế bào và phôi vô tính trong chọn, tạo giống mới sạch bệnh, năng suất cao, chất lượng cao được sản xuất ở quy mô công nghiệp trong nông, lâm, thủy sản; ...
Với lĩnh vực công nghệ tự động hóa, sẽ nghiên cứu và phát triển công nghệ để chế tạo máy công cụ điều khiển số, các bộ điều khiển số cho máy công cụ, các loại robot công nghiệp và dịch vụ...
Trong công nghệ vật liệu mới, nghiên cứu và phát triển công nghệ chế tạo các vật liệu hợp kim phục vụ cho công nghiệp chế tạo máy, đặc biệt là thép hợp kim chất lượng cao, các hợp kim có tính năng tổng hợp; công nghệ chế tạo vật liệu mới, vật liệu siêu bền, siêu nhẹ trong xây dựng...
Về đào tạo nhân lực cao, sẽ hình thành khoảng 50 nhóm nghiên cứu mạnh về công nghệ cao từ các trường đại học, viện nghiên cứu lớn để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, tạo ra công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Bên cạnh đó, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho khoảng 500 lãnh đạo chủ chốt của các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao; 10.000 kỹ sư và những người làm công tác nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Đồng thời, hỗ trợ khoảng 20.000 sinh viên của các trường đại học, viện nghiên cứu lớn thực hiện nghiên cứu và thực tập tại tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, dự án nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ cao; 2.000 sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài hợp tác thực hiện nhiệm vụ của Chương trình và các nhiệm vụ khác của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Huy động khoảng 500 chuyên gia tình nguyện nước ngoài; 1.000 chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động công nghệ cao tại cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam.
Hình thành và phát triển khoảng 20 cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao (khoa, trường, viện) đạt trình độ quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, trong đó ưu tiên ứng dụng công nghệ cao trong các ngành cơ khí chế tạo và tự động hóa, ngành năng lượng, ngành luyện kim - hóa chất, ngành chế biến thực phẩm, ngành khai thác và chế biến khoáng sản./.
Điện mừng Quốc khánh nước cộng hòa E-xtô-ni-a (24/02/2013)
Hàng vạn người dự khai ấn đền Trần tại Nam Định (24/02/2013)
Biểu tình rầm rộ phản đối chính phủ tại Tây Ban Nha (24/02/2013)
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam