Đưa cầu Đà Rằng ở tỉnh Phú Yên hoạt động trở lại
22:58, ngày 28-01-2013
Từ ngày 28-1, cầu Đà Rằng qua trung tâm thành phố Tuy Hòa, Phú Yên đã hoạt động trở lại sau hơn nửa tháng gấp rút sửa chữa với kinh phí hơn 3,8 tỷ đồng.
Trước đó, từ ngày 28-12-2012, Ủy ban nhân dân thành phố Tuy Hòa đã cấm các phương tiện qua lại sau khi xảy ra sự cố đột ngột bị sụt lún nhịp số 2 và số 4 tính từ phía Nam cầu.
Các đơn vị thi công đã xử lý sự cố sụt lún nhịp, thay các thanh sắt và lắp đặt lại 46 trong số 61 khe co giãn giữa các nhịp cầu đã bị hư hỏng, bóc lớp bê-tông nhựa cũ và thảm mới bê-tông nhựa mặt cầu dày 5cm trên toàn tuyến dài 1.105m và sửa chữa lan can cầu.
Việc sớm đưa cầu Đà Rằng hoạt động trở lại đã đáp ứng nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ.
Tuy nhiên, việc sửa chữa chỉ tạm thời nên Ủy ban nhân dânthành phố Tuy Hòa - đơn vị quản lý cầu Đà Rằng - chỉ cho phép các phương tiện ô-tô khách dưới 29 chỗ ngồi và xe tải dưới 5 tấn qua lại.
Các phương tiện ô-tô khác muốn vào thành phố Tuy Hòa buộc phải đi qua hai chiếc cầu khác là cầu Hùng Vương và cầu Đà Rằng nằm trên tuyến tránh quốc lộ 1A.
Cầu Đà Rằng nằm trên quốc lộ 1A (cũ) dài 1.105m, rộng 9,8m với 60 nhịp được xây dựng từ năm 1972.
Năm 2005, sau khi Bộ Giao thông - Vận tải mở tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn qua ngoại ô thành phố Tuy Hòa đã bàn giao cầu Đà Rằng cho địa phương quản lý. Từ thời điểm đó, cầu Đà Rằng đã hư hỏng nhưng chưa được sửa chữa nên càng xuống cấp nghiêm trọng, trong khi mỗi ngày phải chịu lưu lượng đến 3.000 lượt xe máy và khoảng 400 lượt ô-tô qua lại.
Tỉnh Phú Yên có kế hoạch đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải đưa cầu Đà Rằng vào danh mục cầu yếu để đầu tư nâng cấp./.
Đảng ủy Công an Trung ương triển khai nhiệm vụ năm 2013  (28/01/2013)
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp Thứ trưởng Quốc phòng Anh  (28/01/2013)
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận: Vẫn tuyển sinh ngành tài chính, ngân hàng  (28/01/2013)
Đảng bộ Tập đoàn Dệt may Việt Nam triển khai nhiệm vụ công tác năm 2013  (28/01/2013)
Liên minh Thái Bình Dương thông qua tuyên bố chung  (28/01/2013)
Nhật Bản giúp quy hoạch bền vững nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long  (28/01/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên