Năm An toàn giao thông 2012 đạt kết quả quan trọng bước đầu
Ngày 3-1, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Năm An toàn giao thông 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013. Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị.
Bước đầu lập lại kỷ cương TTATGT
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, năm 2012, trên phạm vi cả nước xảy ra 36.409 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.849 người, bị thương 38.064 người. So với cùng kỳ năm 2011, giảm 7.490 vụ (17,06%), giảm 1.647 người chết (14,33%) và giảm 9.527 người (20,02%).
Có 40 tỉnh, thành phố giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, người bị thương trên 10%, trong đó 4 tỉnh là Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Kiên Giang, Hà Tĩnh giảm trên 30% ở cả 3 tiêu chí; 24 tỉnh giảm từ 15-30%.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, đây là kết quả quan trọng khi kỷ cương về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) bước đầu được lập lại, vượt mục tiêu giảm tai nạn, ùn tắc giao thông trong năm 2012 mà Quốc hội đề ra. Tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, người bị thương. Sau 10 năm (2001 - 2011) số người chết vì TNGT trong 1 năm đã giảm xuống dưới 10.000 người. Tuy số vụ TNGT nghiêm trọng giảm so với cùng kỳ năm 2011 nhưng tính chất, mức độ nghiêm trọng vẫn còn với số người chết, người bị thương ở mức cao. Trên cơ sở đó, Ủy ban ATGT quốc gia nhấn mạnh tiếp tục lấy năm 2013 là “Năm An toàn giao thông” với chủ đề “Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức của người tham gia giao thông”.
Trên cơ sở đó, xác định các nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường sự lãnh đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đối với công tác ATGT; đổi mới công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT; đẩy mạnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT như đào tạo, sát hạch, đăng kiểm phương tiện; tiếp tục phát huy, nhân rộng các giải pháp đột phá hiện có cũng như đẩy mạnh nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp mới.
Qua đó, Ủy ban ATGT quốc gia đưa ra các giải pháp chủ yếu cho năm 2013, gồm: xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 18/CT-TW ngày 4-9-2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT; phát động phong trào ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ và tăng cường đấu tranh ngăn chặn tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong bảo đảm TTATGT; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền; chống ùn tắc giao thông, nhất là tại các thành phố lớn…
Vào cuộc quyết liệt hơn, tuyên truyền mạnh mẽ hơn
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng của nhân dân đã đạt được trong công tác bảo đảm TTATGT, góp phần giảm cả 3 tiêu chí về vụ tai nạn, số người chết, người bị thương vì TNGT. Tuy nhiên, số vụ TNGT nghiêm trọng với số người chết, người bị thương vẫn còn nhức nhối với nhiều vụ tai nạn thương tâm. Do đó, có thể nhận thấy, kết quả năm 2012 là bước đầu quan trọng nhưng chưa vững chắc.
Từ thực tế trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các ngành, các cấp, nhất là lực lượng thực thi công vụ cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa cùng với quá trình tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân khi tham gia giao thông. Đây chính là yếu tố quan trọng nhằm kéo giảm TNGT năm 2013, đem lại hạnh phúc, bình yên cho nhân dân.
Cụ thể, các lực lượng cần đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm TTATGT, đồng thời cũng xử nghiêm những trường hợp cán bộ, chiến sĩ tiêu cực. Các địa phương có giải pháp đột phá nhằm giảm ùn tắc và TNGT.
Về giải pháp thực hiện, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các cấp ủy đảng, chính quyền cần triển khai sâu rộng Chỉ thị 18 của Ban Bí thư đến cả hệ thống chính trị với các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với tình hình địa phương. Ngành Công an cần tổ chức mở các đợt hoạt động cao điểm để răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm, nhất là đua xe trái phép trong dịp Tết Nguyên đán, các lễ hội đầu năm; sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 71/NĐ-CP, tạo sự đồng thuận cũng như tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác này, đồng thời chống việc lạm dụng các quy định của lực lượng chức năng để nhũng nhiễu, tiêu cực.
Các bộ, ngành chức năng trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cần sớm xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đến công tác bảo đảm TTATGT, làm cơ sở pháp lý trong quá trình triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả. Cụ thể, đến năm 2015 đưa chương trình giáo dục TTATGT vào giảng dạy, nghiên cứu việc kiểm tra độ cồn đối với người điều khiển cơ giới khi tham gia giao thông, kiểm tra chất lượng các loại mũ bảo hiểm, thanh tra việc quảng cáo rượu bia, sửa đổi Thông tư hướng dẫn thu nộp và sử dụng tiền phạt từ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, đổi mới và tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về ATGT…
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cần xây dựng bộ đánh giá năng lực các Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố như việc các Ban An toàn giao thông các tỉnh cần đề ra chương trình hành động, mục tiêu phấn đấu, tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm TTATGT. Đồng thời, cử cán bộ xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá khách quan toàn diện hơn.
Phó Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp có chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực đối với các đoàn viên, hội viên của mình vận động gia đình, người thân, xóm làng, khu phố nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về bảo đảm TTATGT, góp phần đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no cho nhân dân./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Bộ Công an  (03/01/2013)
Công điện của Thủ tướng triển khai công tác phục vụ dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013  (03/01/2013)
Năm 2013, sẽ thí điểm thực hiện tự chủ học phí  (03/01/2013)
Điện mừng kỷ niệm Ngày Độc lập của CHLB Myanmar  (03/01/2013)
Cử tri góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (03/01/2013)
Cử tri góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (03/01/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay