Việt Nam tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu
Đây là lần đầu tiên Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị toàn thể Liên Hội đồng Giám mục Á châu với sự tham dự của gần 200 giám mục, đại biểu thuộc Hội đồng Giám mục các nước châu Á, một số nước châu Âu, châu Mỹ và đại diện Tòa thánh Vatican.
Hội nghị toàn thể được tổ chức tại Việt Nam lần này có chủ đề: 40 năm FABC, đáp ứng những thách đố của châu Á. Hội nghị là cơ hội để những tín hữu sống chung trên mảnh đất châu Á với những nét chung về địa lý, văn hóa, xã hội, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm trong việc thi hành sứ vụ yêu thương và yêu Chúa.
FABC cũng cho rằng, sự kiện Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị lần này khẳng định vị trí của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong lòng dân tộc cũng như Giáo hội Công giáo các nước châu Á và Tòa thánh Vatican.
Hồng y Gaudencio Rosales, Đặc sứ của Giáo hoàng Benedicto XVI và Tổng thư ký Liên Hội đồng Giám mục Á châu, Hồng y Oswald Gracias cho biết, Hội nghị toàn thể lần thứ 10 tổ chức ở Việt Nam sẽ phản ánh những việc đã qua và tiếp nối những công việc trong tương lai, bàn cách tiếp cận tốt hơn trong các hoạt động từ thiện và lĩnh vực giáo dục. Hồng y cũng cho biết, khi đến Việt Nam, ông cảm nhận được sự ân cần, mến khách của con người Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị toàn thể FABC lần thứ 10, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng cho biết, Hội nghị toàn thể FABC có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng công giáo ở châu Á.
Hội nghị tổ chức ở Việt Nam lần này là một sự kiện lớn trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam và là vinh dự của người công giáo Việt Nam nói chung và giáo phận Xuân Lộc nói riêng. Người công giáo Việt Nam đã trở thành một bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc và đã có nhiều đóng góp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Với truyền thống “tốt đời đẹp đạo,” “đồng hành cùng dân tộc” người công giáo Việt Nam đã tích cực tham gia thực hiện nhiều phong trào như “kính Chúa yêu nước”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.
Thứ trưởng Phạm Dũng cũng nhấn mạnh, Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Việt Nam luôn tôn trọng các giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, trong đó có công giáo, để góp phần cho đời sống xã hội, hướng con người tới chân, thiện, mỹ, nhất là những giá trị phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức lối sống hướng thiện của con người Việt Nam.
Hội nghị toàn thể FABC diễn ra từ ngày 11 đến 16-12. Hội nghị sẽ họp phiên bế mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh và công bố sứ điệp của Hội nghị./.
Nghị định thư Kyoto - Tâm điểm chú ý của thế giới  (12/12/2012)
Báo cáo Việt Nam thực thi Công ước Luật Biển 1982  (12/12/2012)
Bắc Kạn đẩy mạnh học tập và làm theo gương Bác  (11/12/2012)
Giao ban về học, làm theo tấm gương Hồ Chí Minh  (11/12/2012)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay