Tổng Bí thư tiếp đại biểu dự hội thảo Việt Nam học
Chiều 27-11-2012, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thân mật tiếp đoàn đại biểu các học giả tiêu biểu của 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đang tham dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư với chủ đề “Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững” do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức.
Phát biểu tại cuộc tiếp, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban chỉ đạo hội thảo, đã báo cáo với Tổng Bí thư việc chuẩn bị tổ chức hội thảo và những kết quả tích cực của cuộc hội thảo lần này, nhấn mạnh những kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm phát triển và các tri thức mới về Việt Nam được các nhà khoa học trình bày và chia sẻ tại hội thảo.
Các đại biểu quốc tế bày tỏ ấn tượng tốt đẹp trước những thay đổi tích cực, toàn diện của Việt Nam thời gian qua, đánh giá đất nước Việt Nam, có truyền thống lịch sử lâu đời với nhiều tiềm năng phát triển to lớn, đang kiên định, sáng tạo trên con đường đổi mới, có vai trò và ảnh hưởng ngày càng tăng tại khu vực và trên thế giới là một hình mẫu sống động, thu hút sự quan tâm sâu sắc của dư luận quốc tế, đặc biệt là giới nghiên cứu quốc tế.
Các đại biểu cho rằng việc tìm kiếm một mô hình phát triển bền vững là điều rất cần thiết đối với tất cả các nước và Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển bền vững.
Các đại biểu quốc tế cũng thống nhất cho rằng Hội thảo Việt Nam học lần này không chỉ có ích đối với Việt Nam mà còn có ích đối với các học giả nghiên cứu về Việt Nam; khẳng định những kinh nghiệm phát triển quý báu của Việt Nam có ý nghĩa tham khảo hữu ích cho các nước đang phát triển và giới nghiên cứu quốc tế, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng chắc chắn rằng, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh các học giả tham dự hội thảo, đánh giá cao ý nghĩa và thành công của hội thảo với sự tham gia đông đảo các nhà nghiên cứu, các học giả quốc tế đã dành nhiều tâm huyết và công sức để nghiên cứu về Việt Nam.
Các tham luận đa dạng và sâu sắc về các lĩnh vực của các học giả và nhà nghiên cứu uy tín về Việt Nam học trong và ngoài nước cho thấy sự quan tâm đặc biệt và sự ủng hộ quý báu của giới khoa học và dư luận quốc tế đối với Việt Nam.
Tổng Bí thư chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp thẳng thắn, sâu sắc của các đại biểu về con đường phát triển của Việt Nam, giúp nhân dân và bạn bè quốc tế hiểu thêm về công cuộc đổi mới, về lịch sử, văn hóa, về đất nước, về con người Việt Nam; khẳng định trong quá trình phát triển của mình, Việt Nam luôn trân trọng các ý kiến, đánh giá khách quan và sự tham gia tích cực của giới khoa học vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách phát triển đất nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ mong muốn các nhà nghiên cứu, các học giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu về Việt Nam nhằm giúp chia sẻ với Việt Nam những kinh nghiệm bổ ích trên các lĩnh vực, nhất là kinh nghiệm về lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước; hoan nghênh việc mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác thiết thực giữa các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế./.
Hội nghị Tài chính y tế hướng tới chăm sóc sức khoẻ toàn dân  (28/11/2012)
Điện mừng Tổng thống nước Cộng hòa Xi-ê-ra Lê-ôn  (28/11/2012)
Bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam: Ta thắng vì có “ý chí thép”, có óc sáng tạo và” bàn tay vàng”  (27/11/2012)
NATO sẽ trắng tay tại Áp-ga-ni-xtan?  (27/11/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên