Nhiều nước châu Âu tiếp tục “khắc khổ” để vượt suy thoái
Như vậy, 3 tuần sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu xoa dịu các thị trường bằng cam kết mua trái phiếu không hạn chế của những quốc gia nợ nần trong Khu vực đồng euro để hạ chi phí đi vay, nhiều nước trong khu vực này vẫn phải tiếp tục thực thi các biện pháp khắc khổ.
Chính phủ Bồ Đào Nha đã đưa ra kế hoạch điều chỉnh về tăng thuế đối với một số đối tượng, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở Bộ Tài chính ở Lisbon, Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Vitor Gaspar cho biết trong kế hoạch mới này chính phủ dự kiến điều chỉnh tăng thuế thu nhập cá nhân nói chung khoảng 4%.
Thậm chí các đối tượng có thu nhập cao thì mức thuế sẽ còn cộng thêm 2,5% nữa so với mức chung, tức là sẽ tăng từ mức 9,8% hiện nay lên 13,3%.
Việc thực hiện các biện pháp mới là nhằm đáp ứng các mục tiêu về thâm hụt ngân sách, vốn đóng vai trò chủ chốt trong việc giúp Bồ Đào Nha nhận được thêm các khoản tiền mới trong gói cứu trợ quốc tế trị giá 78 tỷ euro (102 tỷ USD).
Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang giám sát Bồ Đào Nha thực hiện kế hoạch cắt giảm chi tiêu và cải cách để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro mà hai thể chế này nhất trí dành cho Lisbon từ năm 2011.
Các nguồn tin từ Lisbon cho biết Ủy ban châu Âu (EC), một trong số ba nhà tài trợ quốc tế nằm trong Nhóm "Bộ ba" gồm IMF, EC và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), bước đầu đã thông qua các biện pháp sửa đổi mà Chính phủ Bồ Đào Nha đưa ra và đạt được thoả thuận về các chi tiết kỹ thuật của các biện pháp này.
“Đây là thời điểm quan trọng, bởi chúng ta phải quyết định thực hiện những gì mà chúng ta lựa chọn. Những phương án dễ dàng hơn sẽ dẫn tới vòng tròn luẩn quẩn mà chúng ta sẽ đánh mất lòng tin, khiến các đối tác quốc tế mất dần sức chịu đựng. Bên cạnh đó là những khó khăn trong việc tiếp cận tài chính cũng như gây mất ổn định chính trị xã hội”, Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Vitor Gaspar nói.
Hiện nay, Hy Lạp đang đàm phán với nhóm "Bộ ba" (gồm Liên minh châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng trung ương châu Âu) để được giải ngân phần cứu trợ 31,5 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro, nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công.
Chính phủ Síp ngày 3-10 cũng rà soát lần cuối cùng kế hoạch kinh tế thắt lưng buộc bụng trước khi đưa ra bàn thương lượng với các nhà cho vay quốc tế.
Mục tiêu của kế hoạch này là tăng nguồn thu ngân sách khoảng 1,26 tỷ USD thông qua việc cắt giảm lương và phúc lợi đồng thời tăng thuế.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici cho biết, Chính phủ sẽ giảm thu từ 8 - 10 tỷ euro/năm từ khoản thuế mà các công ty phải nộp theo quỹ lương dành cho nhân viên của các công ty này.
Với biện pháp như vậy, khoản thu ngân sách quốc gia trong nhiệm kỳ 5 năm của Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ bị giảm khoảng 40 tỷ euro. Tuy nhiên, Chính phủ Pháp coi đây là biện pháp cần thiết trong bối cảnh kinh tế đang gặp không ít khó khăn đối với nước Pháp hiện nay./.
Khai mạc Diễn đàn hàng hải ASEAN mở rộng lần đầu (05/10/2012)
Đa số người Nga vẫn tín nhiệm Tổng thống Putin (05/10/2012)
Mới thắng trận, chưa thắng cuộc (05/10/2012)
Việt Nam sẵn sàng đăng cai hội nghị Pháp ngữ 2014 (05/10/2012)
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam