Tọa đàm cấp cao Việt-Nhật về cải cách pháp luật
20:11, ngày 02-07-2012
Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Nhật Bản, Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ngày 2-7 đã tới thăm trụ sở Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và dự tọa đàm cấp cao Việt Nam - Nhật Bản về cải cách pháp luật và ngành tư pháp.
Phát biểu khai mạc cuộc Tọa đàm cấp cao Việt Nam - Nhật Bản về cải cách pháp luật và ngành tư pháp, Phó Chủ tịch JICA Hideaki Domichi nhấn mạnh việc hợp tác giúp Việt Nam tăng cường năng lực quản lý và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng nhất.
Trong hơn 15 năm qua, Nhật Bản đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, trong đó có Bộ Tư pháp, để góp phần hiện đại hóa ngành tư pháp của Việt Nam. Tại cuộc tọa đàm này, có nhiều chuyên gia giỏi của Nhật Bản đã có mặt để trao đổi ý kiến, kinh nghiệm về hợp tác trong lĩnh vực cải cách pháp luật và ngành tư pháp. Ông hy vọng cuộc tọa đàm sẽ góp phần vào công cuộc cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật và ngành tư pháp Việt Nam.
Về phần mình, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cuộc tọa đàm là hoạt động mang tính chuyên môn đầu tiên trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam. Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng và sự trân trọng của phía Việt Nam đối với việc học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi hiến pháp nói riêng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, thực hiện các mục tiêu cải cách pháp luật, cải cách tư pháp nói chung.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Hiến pháp là đạo luật gốc, là nền tảng của cả hệ thống pháp luật quốc gia, chính vì vậy, sự ổn định của Hiến pháp, của những giá trị, nguyên tắc cơ bản trong tổ chức đời sống xã hội và vận hành bộ máy nhà nước được ghi nhận tại hiến pháp là bảo đảm pháp lý quan trọng cho sự ổn định để phát triển của mỗi quốc gia.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Hiến pháp Nhật Bản đã trải qua gần 70 năm tồn tại cùng với sự phát triển vượt bậc của đất nước về mọi mặt kinh tế, xã hội trên nền tảng của những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát huy, do đó đoàn công tác chính phủ Việt Nam muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về hiến pháp, hệ thống pháp luật và ngành tư pháp Nhật Bản thông qua cơ hội được làm việc, trao đổi trực tiếp với các học giả, các giáo sư đầu ngành Luật hiến pháp cũng như các chính khách nổi tiếng của Nhật Bản.
Tại cuộc tọa đàm, các giáo sư, học giả nổi tiếng của Nhật Bản như giáo sư Yoshiharu Tsuboi, giáo sư Katsutoshi Takami, giáo sư Yuzo Nakanishi đã tham gia trình bày về hiến pháp, hệ thống luật pháp và ngành tư pháp Nhật Bản.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch thường trực JICA Hideaki Domichi.
Tại cuộc gặp, Phó Chủ tịch thường trực JICA Hideaki Domichi cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ chân tình cho Nhật Bản trong thảm họa động đất, sóng thần tháng Ba năm ngoái.
Ông Domichi cho rằng việc hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực luật pháp và tư pháp có vai trò quan trọng, do đó phía Nhật Bản đã sắp xếp để các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này trao đổi kinh nghiệm với phía Việt Nam. Ông chúc chuyến thăm Nhật Bản lần này của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn thành công tốt đẹp và góp phần tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cảm ơn ông Domichi đã hợp tác tích cực trong việc chuẩn bị thu xếp chương trình và thực hiện chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam, thể hiện vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ cho đến đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu nhân dân…
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong chuyến thăm Nhật Bản này, ông đã hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và sẽ gặp Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo các bộ, ngành và đại diện các giới Nhật Bản để thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Phó Thủ tướng đánh giá cao việc Nhật Bản dành ODA ở mức cao nhất từ trước đến nay cho Việt Nam trong tài khóa 2011, cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nhật Bản về sự giúp đỡ quý báu đó, đồng thời đánh giá cao vai trò của JICA với tư cách là cơ quan điều phối của Chính phủ Nhật Bản trong hợp tác ODA với Việt Nam và cam kết sẽ sử dụng ODA của Nhật Bản một cách hiệu quả nhất.
Phó Thủ tướng đề nghị Chính phủ Nhật Bản tiếp tục duy trì và tăng ODA cho Việt Nam trong bối cảnh hai bên đang hợp tác triển khai các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng mong muốn Nhật Bản tăng ODA cho các chương trình đã phát huy hiệu quả cao như Tín dụng giảm nghèo và Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới.
Trong hơn 15 năm qua, Nhật Bản đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, trong đó có Bộ Tư pháp, để góp phần hiện đại hóa ngành tư pháp của Việt Nam. Tại cuộc tọa đàm này, có nhiều chuyên gia giỏi của Nhật Bản đã có mặt để trao đổi ý kiến, kinh nghiệm về hợp tác trong lĩnh vực cải cách pháp luật và ngành tư pháp. Ông hy vọng cuộc tọa đàm sẽ góp phần vào công cuộc cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật và ngành tư pháp Việt Nam.
Về phần mình, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cuộc tọa đàm là hoạt động mang tính chuyên môn đầu tiên trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam. Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng và sự trân trọng của phía Việt Nam đối với việc học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi hiến pháp nói riêng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, thực hiện các mục tiêu cải cách pháp luật, cải cách tư pháp nói chung.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Hiến pháp là đạo luật gốc, là nền tảng của cả hệ thống pháp luật quốc gia, chính vì vậy, sự ổn định của Hiến pháp, của những giá trị, nguyên tắc cơ bản trong tổ chức đời sống xã hội và vận hành bộ máy nhà nước được ghi nhận tại hiến pháp là bảo đảm pháp lý quan trọng cho sự ổn định để phát triển của mỗi quốc gia.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Hiến pháp Nhật Bản đã trải qua gần 70 năm tồn tại cùng với sự phát triển vượt bậc của đất nước về mọi mặt kinh tế, xã hội trên nền tảng của những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát huy, do đó đoàn công tác chính phủ Việt Nam muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về hiến pháp, hệ thống pháp luật và ngành tư pháp Nhật Bản thông qua cơ hội được làm việc, trao đổi trực tiếp với các học giả, các giáo sư đầu ngành Luật hiến pháp cũng như các chính khách nổi tiếng của Nhật Bản.
Tại cuộc tọa đàm, các giáo sư, học giả nổi tiếng của Nhật Bản như giáo sư Yoshiharu Tsuboi, giáo sư Katsutoshi Takami, giáo sư Yuzo Nakanishi đã tham gia trình bày về hiến pháp, hệ thống luật pháp và ngành tư pháp Nhật Bản.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch thường trực JICA Hideaki Domichi.
Tại cuộc gặp, Phó Chủ tịch thường trực JICA Hideaki Domichi cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ chân tình cho Nhật Bản trong thảm họa động đất, sóng thần tháng Ba năm ngoái.
Ông Domichi cho rằng việc hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực luật pháp và tư pháp có vai trò quan trọng, do đó phía Nhật Bản đã sắp xếp để các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này trao đổi kinh nghiệm với phía Việt Nam. Ông chúc chuyến thăm Nhật Bản lần này của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn thành công tốt đẹp và góp phần tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cảm ơn ông Domichi đã hợp tác tích cực trong việc chuẩn bị thu xếp chương trình và thực hiện chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam, thể hiện vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ cho đến đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu nhân dân…
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong chuyến thăm Nhật Bản này, ông đã hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và sẽ gặp Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo các bộ, ngành và đại diện các giới Nhật Bản để thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Phó Thủ tướng đánh giá cao việc Nhật Bản dành ODA ở mức cao nhất từ trước đến nay cho Việt Nam trong tài khóa 2011, cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nhật Bản về sự giúp đỡ quý báu đó, đồng thời đánh giá cao vai trò của JICA với tư cách là cơ quan điều phối của Chính phủ Nhật Bản trong hợp tác ODA với Việt Nam và cam kết sẽ sử dụng ODA của Nhật Bản một cách hiệu quả nhất.
Phó Thủ tướng đề nghị Chính phủ Nhật Bản tiếp tục duy trì và tăng ODA cho Việt Nam trong bối cảnh hai bên đang hợp tác triển khai các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng mong muốn Nhật Bản tăng ODA cho các chương trình đã phát huy hiệu quả cao như Tín dụng giảm nghèo và Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới.
Thông qua chuyến thăm này, bên cạnh tìm hiểu và tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản về cải cách lĩnh vực pháp luật và ngành tư pháp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này, đề nghị Nhật Bản mở rộng phạm vi hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành tư pháp Việt Nam, giúp đào tạo đội ngũ luật sư công đủ khả năng đại diện cho chính phủ tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế và hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp Việt Nam./.
Tư duy và hành động trong phát triển “du lịch xanh” của Ninh Bình  (02/07/2012)
Iran gia nhập SCO - một công đôi việc?  (02/07/2012)
Kỷ niệm 190 năm ngày sinh cụ Nguyễn Đình Chiểu  (01/07/2012)
Gói kích thích kinh tế EU "thổi" giá dầu tăng mạnh  (01/07/2012)
Trung Quốc kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản  (01/07/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay