IMF hối thúc Eurozone phản ứng quyết đoán hơn
21:42, ngày 23-06-2012
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 22-6 đã hối thúc các nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) phản ứng tập thể quyết đoán hơn trước cuộc khủng hoảng hiện đã đạt đến giai đoạn nguy hiểm nhất, đe dọa không chỉ khu vực kinh tế quan trọng này mà cả nền kinh tế thế giới.
Trong đánh giá mới nhất, IMF yêu cầu 17 nền kinh tế trong Eurozone tiếp tục cam kết mạnh mẽ về một liên minh tiền tệ đầy đủ và lành mạnh bao gồm hệ thống ngân hàng thống nhất và hòa nhập tài chính sâu rộng hơn.
Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nhấn mạnh các bước đi này cần được hỗ trợ bởi những cải tổ cơ cấu sâu rộng để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Lộ trình cụ thể hoàn tất liên minh tiền tệ cần được thúc đẩy để tăng cường lòng tin trong khi các hỗ trợ nhu cầu cần được duy trì trong ngắn hạn để làm dịu tác động của các nỗ lực điều chỉnh cơ cấu của khu vực.
IMF thừa nhận tầm quan trọng của những hành động mà Eurozone đã thực hiện nhằm kiềm chế khủng hoảng như thiết lập bức tường lửa châu Âu và toàn cầu lớn hơn, cam kết củng cố tài chính cho các nước thành viên…
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thấp và những căng thẳng thị trường gia tăng đã cản trở các nỗ lực giảm nợ công. Nguy cơ khủng hoảng của Eurozone lan rộng đã có tác động toàn cầu, đặc biệt đối với các nền kinh tế các nước châu Âu láng giềng.
Theo IMF, các cải tổ cơ cấu sâu rộng để thúc đẩy liên minh tiền tệ đầy đủ và lành mạnh (trong đó ưu tiên hàng đầu là liên minh ngân hàng) bao gồm cải tổ thị trường việc làm để tăng tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động, tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực hàng hóa có thể trao đổi ở Nam Âu, tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để hỗ trợ tăng trưởng và việc làm, cải tổ thị trường sản phẩm để tạo ra khu vực dịch vụ năng động hơn và tăng năng suất ở Bắc Âu.
Trong khi những cải tổ cơ cấu này cần thời gian để phát huy hiệu quả, cần thúc đẩy những hành động ngắn hạn để hỗ trợ các nhu cầu bao gồm thực hiện củng cố tài chính một cách quyết đoán và tin cậy ở những khu vực sức ép thị trường cao, thúc đẩy chính sách tiền tệ hài hòa hơn và tái cấp vốn cho các ngân hàng yếu kém để đẩy lùi các phản ứng bất lợi./.
Lãnh đạo thế giới thông qua nghị sự đô thị toàn cầu  (23/06/2012)
Điện mừng 45 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Campuchia  (23/06/2012)
5 năm thực hiện Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thủ tướng Chính Phủ  (23/06/2012)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội tiếp Chủ tịch Thượng viện Myanmar  (23/06/2012)
Ấm tình đêm hội thanh niên quân đội Việt Nam - Campuchia  (23/06/2012)
Việt Nam đề xuất 3 nội dung quan trọng tại Rio+20  (23/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay