Số người tị nạn tăng kỷ lục do hàng loạt cuộc khủng hoảng nhân đạo và chính trị
Theo báo cáo của UNHCR, vào cuối năm 2011, UNHCR đã hỗ trợ 42,5 triệu người phải rời bỏ quê hương, trong đó 15,2 triệu người đã được hưởng quy chế tị nạn, 26,4 triệu người mất chỗ ở và đang sống ngay trong nước (IDP) và 895.000 người đang tìm kiếm quy chế tị nạn. Tuy nhiên, tổng số người di cư được ghi nhận trong năm 2011 thấp hơn so với năm 2010 (43,7 triệu), chủ yếu do năm 2011 có số lượng người di cư trong nước được hồi hương cao nhất trong vòng một thập kỷ qua (3,2 triệu). Số lượng người được hưởng lợi từ các chương trình của UNHCR đã tăng lên 25,9 triệu người trong năm 2011, tăng 700.000 người so với năm 2010.
Bản báo cáo vừa được công bố cũng lần đầu tiên nêu lên các chi tiết của tình trạng di cư bắt buộc, là hệ quả phát sinh từ hàng loạt cuộc khủng hoảng nhân đạo và chính trị, vốn đã bắt đầu từ cuối năm 2010 tại Bờ Biển Ngà và sau đó là Tunisia, Libya, Ai Cập và Syria. Tổng số, trong những nước này, khoảng 4,3 triệu người đã phải chịu ảnh hưởng buộc phải di cư và 800.000 người trong số họ phải rời khỏi đất nước và trở thành những người tị nạn.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, ông Antonio Guterres cho biết, những người phải rời bỏ nhà cửa vì thảm cảnh này chính là minh chứng cho sự thống khổ của con người trên thế giới. Ông A. Guterres đặc biệt nhấn mạnh tới ba cuộc khủng hoảng tị nạn khổng lồ và trầm trọng xảy ra đồng thời tại Syria, Sudan-Nam Sudan và Mali. Theo ông Guterres, “có hơn 80.000 người tị nạn đã rời bỏ Syria, 190.000 người chạy khỏi Sudan vào Nam Sudan và Ethiopia và 190.000 người thoát khỏi Mali đến Mauritania, Niger và Burkina Faso, chưa kể một số ít khác chạy sang tị nạn ở Algeria”. UNHCR cũng cho biết, trái ngược với quan niệm phổ biến ở những nước công nghiệp hóa, 80% người tị nạn trên toàn thế giới đang tạm trú ở những nước đang phát triển và chính sự hiện diện của hàng trăm ngàn người tị nạn ở những nước nghèo đã tác động to lớn đến nền kinh tế và xã hội của các quốc gia vốn đã rất khó khăn này. UNHCR nhấn mạnh xu thế đáng lo ngại là số người buộc phải rời bỏ quê hương trên toàn cầu ngày càng tăng với mức trung bình hằng năm vượt quá 42 triệu người trong vòng 5 năm qua. Trong số 10,4 triệu người tị nạn đang được UNHCR quản lý, có tới 7,1 triệu người đã tị nạn ít nhất 5 năm để chờ các giải pháp về hiện trạng của họ. Những con số này cho thấy một xu hướng đáng lo ngại. Số người tị nạn ngày một gia tăng theo mỗi năm, và nhiều người trong số này đã không thể sinh cơ lập nghiệp tại một địa điểm ổn định trong nhiều năm. Số lượng người tị nạn lớn nhất trên thế giới là Afghanistan, kế đến là Iraq, Somalia và Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo.
Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat), ngày 19-6 cũng thông báo cho biết trong năm vừa qua, 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn bảo vệ cho 84.100 người xin tị nạn, cao hơn so với con số 75.800 người được thống kê vào năm 2010. Các nhóm người xin tị nạn được hưởng quy chế tị nạn trong EU đông nhất là những người có quốc tịch Afghanistan (13.300 người, chiếm 16% trong tổng số), Iraq (9.000, chiếm 11%) và Somalia (8.900, chiếm 11%).
Trong năm 2011, các chính phủ thành viên của EU đã đưa ra 365.000 quyết định liên quan tới các yêu cầu xin tị nạn. Tỷ lệ người xin tị nạn được chấp nhận là 25% trong các quyết định sơ thẩm và 19% trong các quyết định cuối cùng sau khi khiếu nại. Đa số các quyết định tích cực được đưa ra tại Anh (14.400), tại Đức (13.000), Pháp (10.700), Thụy Điển (10.600), Hà Lan (8.400) và tại Italia (7.500)./.
Quốc hội thông qua một số dự án Luật (21/06/2012)
Điện mừng Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc - Morava, Chủ tịch Đảng Những người cộng sản Cộng hòa Moldova (21/06/2012)
Bầu cử Quốc hội ở Pháp và Hy Lạp (20/06/2012)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực khu vực công của Singapore và gợi ý cho Việt Nam
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam