Ngày 27-4-2012, các cơ quan của Liên hợp quốc và các đối tác khu vực và quốc tế đã thỏa thuận tăng cường phối hợp các nỗ lực chung toàn cầu chống nạn khai thác và buôn người trong du lịch. Tại kỳ họp thứ 21 của Ủy ban Liên hợp quốc về ngăn chặn và trừng phạt tội phạm (CCPCJ), Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) Yury Fedotov và Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) Taleb Rifai đã gửi thông điệp mạnh mẽ trên đến các nước thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức chống tội phạm trên toàn cầu.

Ngày 27-4-2012, các cơ quan của Liên hợp quốc và các đối tác khu vực và quốc tế đã thỏa thuận tăng cường phối hợp các nỗ lực chung toàn cầu chống nạn khai thác và buôn người trong du lịch. Tại kỳ họp thứ 21 của Ủy ban Liên hợp quốc về ngăn chặn và trừng phạt tội phạm (CCPCJ), Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) Yury Fedotov và Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) Taleb Rifai đã gửi thông điệp mạnh mẽ trên đến các nước thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức chống tội phạm trên toàn cầu.

UNODC và UNWTO khẳng định các cơ quan của Liên hợp quốc đã thống nhất lập trường chung kiên quyết chống nạn khai thác và buôn người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động du lịch, đồng thời cam kết loại trừ hoàn toàn tội phạm giả danh dưới hình thức du lịch này.

Liên hợp quốc coi tội buôn người là điều không thể chấp nhận được đối với các quyền và phẩm giá con người và là tội phạm "ghê tởm" nhất của thời đại.

Trong bối cảnh ngành công nghiệp du lịch ngày càng được mở rộng trên toàn cầu và đã trở thành một trong những ngành kinh tế góp phần lớn nhất vào tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các nước, các cơ sở hạ tầng và các hoạt động du lịch ngày càng bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để khai thác và buôn người, đặc biệt là cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ em.

Các nạn nhân của tội phạm buôn người đa số trở thành các nô lệ trong ngành công nghiệp tình dục, bị cưỡng bức lao động như nô lệ trong các nhà hàng, quán bar của ngành du lịch. Các bộ phận của cơ thể nạn nhân còn bị rao bán để cung cấp cho nhu cầu cấy ghép nội tạng người.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng du lịch có thể tạo ra các thị trường thu lợi nhuận cao của các tổ chức tội phạm từ các hoạt động buôn người.

Bên cạnh đó, Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh ngành công nghiệp không khói cần phải đóng vai trò chủ chốt trong các nỗ lực ngăn chặn tội phạm buôn người gắn với các hoạt động du lịch.

Hiện nay, các bộ luật về hành xử của các công ty du lịch đã được phát triển trên cơ sở Luật đạo đức du lịch toàn cầu được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2001. Theo đó, các luật quốc tế này cho phép truy tố ngay tại quê hương những khách du lịch phạm tội tình dục với trẻ em khi đi du lịch ở nước ngoài.

Theo Liên hợp quốc, những nỗ lực theo hướng này cần được mở rộng và tăng cường hơn nữa./