Thúc đẩy an toàn và sức khỏe lao động trong nền kinh tế xanh
19:57, ngày 26-04-2012
TCCSĐT - Ngày 26-4-2012, Hưởng ứng
Ngày Thế giới về an toàn lao động và sức khỏe tại nơi làm việc năm
2012, Cục An toàn lao động, (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phối
hợp với Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO) cùng các
bên liên quan tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy An toàn vệ sinh lao động trong
nền kinh tế xanh” tại Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội.
|
Đại diện các đơn vị tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm |
Hội thảo đã thu hút gần 200 đại biểu đến từ các ban ngành liên quan, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cùng đại diện các doanh nghiệp tại Hà nội và các cơ quan thông tin, truyền thông… Đây cũng là cơ hội để các bên liên quan trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm về quản lý, điều hành công tác an toàn vệ sinh lao động, hướng tới nâng cao nhận thức và hiểu biết về những yêu cầu mới trong việc đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động trong phát triển kinh tế xanh và bền vững. Qua đó, góp phần xây dựng văn hóa an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc và thực hiện mục tiêu giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Chương trình quốc gia An toàn lao động, vệ sinh lao động giai doan 2011-2015.
Hưởng ứng Ngày Thế giới vì An toàn lao động và Sức khỏe tại nơi làm việc là một phần không thể thiếu trong Chiến dịch toàn cầu của ILO về an toàn và sức khỏe lao động nhằm thúc đẩy văn hóa phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên toàn cầu với sự tham gia của các bên liên quan. Tại nhiều nơi trên thế giới, chính quyền địa phương, công đoàn, tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động tổ chức rất nhiều hoạt động có ý nghĩa để hưởng ứng ngày này.
Ngày thế giới vì An toàn
lao động và sức khỏe tại nơi làm việc được Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) phát động hằng năm là một chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm thu
hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các tổ chức công đoàn,
tổ chức của người sử dụng lao động và chính phủ vào công tác thúc đẩy
văn hóa phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên toàn cầu.
|
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế và việc làm cùng với nguy cơ biến đổi khí hậu và môi trường, thế giới đang có bước chuyển mình sang nền kinh tế xanh hơn và bền vững hơn. Ngài Juan Somavia, Tổng Giám đốc ILO nhấn mạnh: “Đã đến lúc phải hướng tới một nền kinh tế nhiều việc làm và ít carbon. Việc làm xanh hứa hẹn mang tới một “cổ tức” gấp ba lần: doanh nghiệp bền vững, xóa đói giảm nghèo và khôi phục nền kinh tế”.
Phát triển nền kinh tế xanh, an toàn lao động là một vấn đề quan trọng trong các chính sách về công việc xanh. Một công việc xanh đích thực phải bao hàm an toàn và sức khỏe lao động trong các chính sách thiết kế, mua bán, điều hành, bảo dưỡng, nguyên liệu và tái chế, trong các hệ thống chứng nhận và tiêu chuẩn chất lượng ATVSLĐ. Điều này hết sức cần thiết liên quan tới các lĩnh vực chẳng hạn như xây dựng, tái chế chất thải, sản xuất năng lượng mặt trời và các quy trình nhân tạo.
Tuy nhiên, ngay cả những công việc được gọi là “xanh”, công nghệ và vật liệu sử dụng thân thiện với môi trường nhưng không an toàn cho người lao động về mọi mặt. Người lao động trong nền kinh tế xanh có thể vừa phải đối mặt với những nguy cơ trong các ngành công nghiệp cũ, vừa gặp phải với những mối nguy hiểm mới do quá trình phát triển kinh tế xanh. Do đó, khi phát triển nền kinh tế xanh, điều cần thiết là phải lồng ghép các biện pháp an toàn và sức khỏe lao động vào trong các chính sách việc làm xanh.
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn coi công tác an toàn vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế - xã hội được ưu tiên trong chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực, phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam đã cùng các quốc gia cam kết thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động ở các cấp, các ngành và nêu cao trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của Chính phủ, các tổ chức xã hội, người sử dụng lao động và người lao động bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, thúc đẩy văn hóa phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc.
Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác an toàn vệ sinh lao động, song chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó số tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn tăng nhanh do sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong những năm qua và các nguy cơ mới phát sinh liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh lao động từ những ngành công nghiệp mới. Trong năm 2011, cả nước xảy ra gần 6.000 vụ tai nạn lao động làm 6.154 người bị nạn, trong đó có 504 vụ tai nạn chết người làm 574 người chết, 1.314 người bị thương nặng.
Trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và kết hợp với các biện pháp bảo đảm an toàn và sức khỏe lao động vào trong nền kinh tế xanh sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tạo ra việc làm xanh và bền vững cho tất cả người lao động. Để đạt được những mục tiêu trên, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến công tác an toàn vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc một cách sâu rộng hơn nữa theo hướng tiếp cận mới là một yêu cầu cần thiết.
Ngoài Hội thảo “Thúc đẩy An toàn vệ sinh lao động trong nền kinh tế xanh”, Cục An toàn lao động còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực khác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm, băng rôn, áp phích về ngày 28-4 tại các khu công nghiệp, tổ chức chiếu phim an toàn vệ sinh lao động và hướng dẫn sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân nhằm nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo Báo cáo xu hướng và
thách thức toàn cầu về ATVSLĐ của ILO, từ năm 2003 đến 2008, mặc dù số
tai nạn chết người giảm từ 358.000 người xuống còn 321.000 người nhưng
số người mắc bệnh nghề nghiệp gây tử vong lại tăng từ 1.95 triệu người
lên 2.02 triệu người. Điều này có nghĩa là mỗi ngày có hơn 6.300 ca tử
vong do tai nạn lao động và mỗi năm có 317 triệu người lao động bị
thương trong các tai nạn lao động./.
|
- Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982: Bốn mươi năm vì hòa bình, phát triển bền vững biển và đại dương