TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI CỦA ĐẢNG

Trần Lưu Hải - Chỉ đạo tổ chức tốt đại hội Đảng cấp cơ sở, tiền đề quan trọng cho thành công của Đại hội XI của Đảng

Từ tháng 5-2010, đại hội Đảng cấp cơ sở bắt đầu được tiến hành, đây là cơ sở quan trọng cho thành công của đại hội đại biểu đảng bộ các cấp trên cơ sở và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Do vậy, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị phải tập trung chỉ đạo quyết liệt để tổ chức thành công ngay từ các đại hội Đảng cấp cơ sở.

Trần Văn Tuấn - Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính; loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” là giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân.

Nguyễn Văn Giàu - Chính sách tiền tệ năm 2010 góp phần ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát

Năm 2009, với việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra từ cuối năm 2008, ngành ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng vẫn để lại không ít khó khăn, thách thức buộc chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong năm 2010.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Quang Cận - Những phương pháp tiếp cận thời đại và nhận diện thời đại ngày nay

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục xây dựng đất nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội đổi mới, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, tiến cùng thời đại. Nhận diện đúng thời đại không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với các trào lưu xã hội chủ nghĩa thế giới thế kỷ XXI.

Hữu Hạnh - Năm 2010 tiếp tục đưa các chính sách kích thích kinh tế vào cuộc sống

Từ cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị và các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, tiếp theo Nghị quyết số 30/2008/NQ - CP ngày 11-12-2008, Chính phủ đã liên tiếp ban hành một số chính sách cụ thể về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Hoàng Đức Thân - Gắn kết tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta

Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội đang là tâm điểm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Đặc biệt Việt Nam là nước đang phát triển, đang chịu tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức thì mối quan hệ này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trần Đắc Hiến - Đồng thuận xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Đồng thuận xã hội là vấn đề xuất hiện và song hành cùng với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người, do nhu cầu hợp tác và bảo tồn cuộc sống chung của các cộng đồng người trong lịch sử quy định. Cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội, vấn đề đồng thuận ngày càng trở thành nhu cầu phổ biến, trên phạm vi rộng lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội.

Nguyễn Danh Sơn - Vấn đề nông dân trong Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2011 - 2020

Ở nước ta, nông dân là một giai cấp đông đảo nhất, đi theo cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng góp phần làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám và giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong thời bình xây dựng đất nước, nông dân cũng là lực lượng đông đảo, thế nhưng cũng đang là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách, kể cả huy động lực lượng cũng như thụ hưởng những thành quả của đổi mới, tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X khẳng định nông dân là chủ thể quan trọng của toàn bộ quá trình xây dựng đất nước nói chung, phát triển nông nghiệp và nông thôn nói riêng.

Hoàng Chí Bảo - Thanh niên với việc chọn nghề để lập thân, lập nghiệp

Tuổi trẻ hướng niềm tin vào một tương lai tốt đẹp, hy vọng vào sự thành công trong những hành động sáng tạo, sự thành đạt trong lập thân, lập nghiệp. Với tư duy lành mạnh và động cơ trong sáng, thanh niên luôn đặc trưng cho tính năng động, cho sự tìm tòi cái mới và do đó, thanh niên hăng hái nhập cuộc với đổi mới, nhạy cảm và thích ứng nhanh chóng với những đổi mới, cải cách mà thời cuộc và xã hội đặt ra.

Nguyễn Đăng Thành - Doanh nhân trong quá trình phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số nước ta

Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số (DTTS) là một chiến lược đã từ lâu được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đầu tư cả về chính sách và nguồn lực vật chất. Phát triển nguồn nhân lực DTTS phải gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng DTTS và của quốc gia, có định hướng, lộ trình và bước đi phù hợp. Phát triển nguồn nhân lực DTTS phải dựa trên nội lực hiện có của nguồn nhân lực nơi đây.

Đỗ Phương Đông - Về kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ đối với tổ chức đảng ngoài nước

Nghị quyết số 38-NQ/TW, ngày 16-5-1981, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IV, về tổ chức đảng ngoài nước đã phát huy hiệu quả trong suốt gần 30 năm qua, có tác dụng quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện công tác đảng và đảng viên ở ngoài nước. Tuy nhiên, Nghị quyết số 38 cũng bộc lộ một số vấn đề cần phải đổi mới nội dung, cho phù hợp với “thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế”.

THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

Y Vêng - Kon Tum: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở

Những năm qua, cùng với việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tỉnh ủy Kon Tum tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn vững mạnh, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị trên địa bàn.

Phan Quốc Hưng - Bạc Liêu chú trọng phát triển kinh tế biển gắn với củng cố quốc phòng - an ninh

Việc tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương sẽ tạo cho Trà Vinh sự phát triển mới về kinh tế biển và công tác bảo đảm quốc phòng, làm cho hoạt động khai thác biển và nghề nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Đỗ Văn Chiến - Tuyên Quang thực hiện dân vận chính quyền, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng tỉnh Tuyên Quang, công tác dân vận chính quyền đã có chuyển biến rõ nét, tạo được không khí phấn khởi thi đua thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.

Phạm Xuân Đương - Thái Nguyên phát huy lợi thế, vượt khó, vững bước đi lên

Phát huy lợi thế, tiềm năng, vượt qua thách thức, chủ động tháo gỡ khó khăn, bám sát mục tiêu đoàn kết phấn đấu đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Thái Nguyên đã giành được nhiều thắng lợi trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trần Hoàn Kim - Trà Vinh với công tác đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn phát triển mới

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII về giáo dục và đào tạo, tỉnh Trà Vinh đã nỗ lực phấn đấu đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo từng bước đi vào ổn định và phát triển. Tuy nhiên, để bảo đảm có được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Trà Vinh tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp nhằm đưa công tác này lên một bước phát triển mới.

Lê Danh Vĩnh - Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong ngành công thương

Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của các cấp ủy trong các bộ, ngành, địa phương, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng và nhằm kịp thời phát hiện những khuyết điểm, yếu kém, để tìm cách khắc phục, góp phần thực hiện thắng lợi những chủ trương, chính sách và mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra. Xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này, những năm qua các cấp ủy đảng cơ sở dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.

THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Lê Văn Phong - Đảng nhân dân cách mạng Lào: Chặng đường 55 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Trong những ngày này, toàn Đảng, toàn quân và toàn thể dân tộc Lào đang hướng tới kỷ niệm lần thứ 55 ngày thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Lào (22-3-1955 - 22-3-2010). Hòa vào niềm vui chung của nhân dân nước bạn Lào, chúng ta cùng nhìn lại chặng đường 55 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành của một Đảng anh hùng - người bạn thân thiết, người đồng chí thủy chung, son sắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Đình Luân - Về vấn đề khủng hoảng kinh tế và phát triển đầu thế kỷ XXI

Câu chuyện “Tái Ông thất mã” xem ra có thể biện minh thêm cho trường phái lạc quan và những hành động tích cực nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu hiện nay. Nếu thừa nhận tính đúng đắn trong dự báo của Ni-cô-lai Kôn-đra-chép (Nikolai Kondratiev), nhà kinh tế Mỹ gốc Nga, về khả năng khủng hoảng chu kỳ kinh tế thế giới, thì cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu lần này âu cũng là điều khó tránh.

Đỗ Sơn Hải - Cục diện thế giới sau khủng hoảng kinh tế - tài chính

Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers (tháng 9-2008) sau 158 năm tồn tại đã mở đường cho cơn bão tài chính trên phạm vi toàn cầu. Tính đến tháng 10-2009 đã có tới hơn 100 tập đoàn và công ty (cả trong lĩnh vực tài chính lẫn công nghiệp) tuyên bố phá sản, trong đó có những tập đoàn khổng lồ của Mỹ như Fannie Mae, Freddie Mac, AIG, CIT, General Motors v.v.. ở vào vị trí “tâm bão”, Mỹ chịu tổn thất nặng nề nhất. Sự suy thoái của nền kinh tế số 1 thế giới đã khiến hầu hết các quốc gia rơi vào vòng xoáy khủng hoảng. Cơn lốc tài chính đã làm thế giới có những thay đổi mạnh mẽ trong năm 2009. Hiện tại, chưa thể khẳng định đầy đủ về mức độ thiệt hại mà cuộc khủng hoảng này sẽ gây ra. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là tất cả những biến đổi trong thời gian qua sẽ đưa thế giới về đâu? Cục diện thế giới sẽ biến đổi ra sao?

Nguyễn Văn Thanh - Năm 2009: Thương mại bất công chưa giảm

Ngày 7-12-2009, P. La-my (Pascal Lamy), người đứng đầu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đã nói tại Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc, với áp lực gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch - mà nhiều người cho là có lợi cho nền kinh tế trong nước - khủng hoảng thương mại quy mô quốc tế vẫn sẽ tiếp diễn. Nhờ sự can thiệp của các chính phủ và cộng đồng quốc tế, tình hình có bớt căng, nhưng năm 2009 vẫn là năm thương mại quốc tế sút giảm tới mức chưa từng có kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai./.