Bảng xếp hạng các nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2050
12:39, ngày 13-01-2012
TCCSĐT - Ngày 12-1-2012, Văn phòng Nghiên cứu toàn cầu của Tập đoàn Tài chính HSBC - một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới đã đưa ra một báo cáo dự đoán khả năng tăng và giảm hạng của các nền kinh tế thế giới trong 40 năm tới. Năm 2050, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, đẩy cường quốc này xuống vị trí thứ hai.
Dự đoán này không có gì lạ vì kể từ cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc những năm 80 của thế kỷ trước, các nhà kinh tế học đã đề cập đến chuyện khi nào thì sức mạnh từ kinh tế tập thể của Trung Quốc sẽ lấn át cả Mỹ.
Theo nghiên cứu trên của HSBC, trong số các nền kinh tế nhỏ hơn vốn là các nước đang phát triển cũng có nhiều thay đổi đáng ngạc nhiên. Năm 2050, Philippines được dự đoán sẽ nhảy cóc 27 bậc để lên vị trí 16 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Với mức tăng trưởng 5,5% mỗi năm, Peru sẽ tăng 20 bậc để lên vị trí 26, đứng trước cả Iran, Columbia và Thụy Sĩ. Các nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc khác sẽ là: Ai Cập (tăng 15 bậc lên vị trí 20), Nigeria (tăng 9 bậc lên vị trí 37), Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 6 bậc lên vị trí 12), Malaysia (tăng 17 bậc lên vị trí 21) và Ukraine (tăng 19 bậc lên vị trí 45).
Dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản sẽ giảm xuống khoảng 37% trong năm 2050. Tuy nhiên các nhà kinh tế học của HSBC dự đoán rằng, nước này vẫn nằm trong tốp đầu các cường quốc về kinh tế, chỉ tụt 1 bậc xuống vị trí thứ 4. Soán ngôi thứ 3 hiện nay của Nhật Bản chính là Ấn Độ.
Báo cáo của HSBC còn cho thấy, những nước giảm sút phong độ nhất trong 40 năm tới chính là các nền kinh tế phát triển ở châu Âu do dân số trong độ tuổi lao động thu hẹp lại và bị các nước đang phát triển vượt mặt. Năm 2050, chỉ có 5 quốc gia châu Âu nằm trong tốp 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới so với con số 8 hiện nay. Sự suy giảm nghiêm trọng nhất sẽ rơi vào khu vực Bắc Âu: Đan Mạch giảm 29 bậc xếp thứ 56, Na Uy giảm 22 bậc xếp thứ 48, Thụy Điển giảm 20 bậc xếp thứ 38 và Phần Lan giảm 19 bậc xếp thứ 57.
Bảng xếp hạng các nền kinh tế hàng đầu trong năm 2050 của HSBC (thứ tự thay đổi từ năm 2010)
1) Trung Quốc (tăng 2 bậc)
2) Mỹ (giảm 1 bậc)
3) Ấn Độ (tăng 5 bậc)
4) Nhật Bản (giảm 2 bậc)
5) Đức (giảm 1 bậc)
6) Anh (giảm 1 bậc)
7) Brazil (tăng 2 bậc)
8) Mexico (tăng 5 bậc)
9) Pháp (giảm 3 bậc)
10) Canada (không thay đổi)
11) Italy (giảm 4 bậc)
12) Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 6 bậc)
13) Triều Tiên (giảm 2 bậc)
14) Tây Ban Nha (giảm 2 bậc)
15) Nga (tăng 2 bậc)
16) Philippines (tăng 27 bậc)
17) Indonesia (tăng 4 bậc)
18) Australia (giảm 2 bậc)
19) Argentina (tăng 2 bậc)
20) Ai Cập (tăng 15 bậc)
21) Malaysia (tăng 17 bậc)
22) Saudi Arabia ( tăng1 bậc)
23) Thái Lan (tăng 6 bậc)
24) Hà Lan (giảm 9 bậc)
25) Ba Lan ( giảm 1 bậc)
26) Peru (tăng 20 bậc)
27) Iran (tăng 7 bậc)
28) Columbia (tăng12 bậc)
29) Thụy Sĩ (giảm 9 bậc)
30) Pakistan (tăng 14 bậc)
Báo cáo cho biết, nếu bước ra khỏi vòng tuần hoàn kinh tế thì các quốc gia có thể tăng trưởng theo hai cách: hoặc là phải tăng lực lượng nhân công thông qua tăng dân số trong độ tuổi lao động hoặc là làm sao để mỗi nhân công phải làm việc hiệu quả hơn. Các nhà kinh tế học của HSBC thừa nhận rằng, bản báo cáo này được công khai nhằm kêu gọi các chính phủ nên tin tưởng vào những tiến bộ của họ gần đây và chỉ nên tập trung vào các biện pháp cải thiện điều kiện sống cho người dân. Báo cáo của HSBC cũng nhận định, nhân tố quyết định có thể làm các nền kinh tế trật bánh chính là chiến tranh, những ràng buộc về tiêu thụ năng lượng, biến đổi khí hậu và các hàng rào pháp lý nhằm ngăn chặn nạn di cư./.
Theo nghiên cứu trên của HSBC, trong số các nền kinh tế nhỏ hơn vốn là các nước đang phát triển cũng có nhiều thay đổi đáng ngạc nhiên. Năm 2050, Philippines được dự đoán sẽ nhảy cóc 27 bậc để lên vị trí 16 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Với mức tăng trưởng 5,5% mỗi năm, Peru sẽ tăng 20 bậc để lên vị trí 26, đứng trước cả Iran, Columbia và Thụy Sĩ. Các nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc khác sẽ là: Ai Cập (tăng 15 bậc lên vị trí 20), Nigeria (tăng 9 bậc lên vị trí 37), Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 6 bậc lên vị trí 12), Malaysia (tăng 17 bậc lên vị trí 21) và Ukraine (tăng 19 bậc lên vị trí 45).
Dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản sẽ giảm xuống khoảng 37% trong năm 2050. Tuy nhiên các nhà kinh tế học của HSBC dự đoán rằng, nước này vẫn nằm trong tốp đầu các cường quốc về kinh tế, chỉ tụt 1 bậc xuống vị trí thứ 4. Soán ngôi thứ 3 hiện nay của Nhật Bản chính là Ấn Độ.
Báo cáo của HSBC còn cho thấy, những nước giảm sút phong độ nhất trong 40 năm tới chính là các nền kinh tế phát triển ở châu Âu do dân số trong độ tuổi lao động thu hẹp lại và bị các nước đang phát triển vượt mặt. Năm 2050, chỉ có 5 quốc gia châu Âu nằm trong tốp 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới so với con số 8 hiện nay. Sự suy giảm nghiêm trọng nhất sẽ rơi vào khu vực Bắc Âu: Đan Mạch giảm 29 bậc xếp thứ 56, Na Uy giảm 22 bậc xếp thứ 48, Thụy Điển giảm 20 bậc xếp thứ 38 và Phần Lan giảm 19 bậc xếp thứ 57.
Bảng xếp hạng các nền kinh tế hàng đầu trong năm 2050 của HSBC (thứ tự thay đổi từ năm 2010)
1) Trung Quốc (tăng 2 bậc)
2) Mỹ (giảm 1 bậc)
3) Ấn Độ (tăng 5 bậc)
4) Nhật Bản (giảm 2 bậc)
5) Đức (giảm 1 bậc)
6) Anh (giảm 1 bậc)
7) Brazil (tăng 2 bậc)
8) Mexico (tăng 5 bậc)
9) Pháp (giảm 3 bậc)
10) Canada (không thay đổi)
11) Italy (giảm 4 bậc)
12) Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 6 bậc)
13) Triều Tiên (giảm 2 bậc)
14) Tây Ban Nha (giảm 2 bậc)
15) Nga (tăng 2 bậc)
16) Philippines (tăng 27 bậc)
17) Indonesia (tăng 4 bậc)
18) Australia (giảm 2 bậc)
19) Argentina (tăng 2 bậc)
20) Ai Cập (tăng 15 bậc)
21) Malaysia (tăng 17 bậc)
22) Saudi Arabia ( tăng1 bậc)
23) Thái Lan (tăng 6 bậc)
24) Hà Lan (giảm 9 bậc)
25) Ba Lan ( giảm 1 bậc)
26) Peru (tăng 20 bậc)
27) Iran (tăng 7 bậc)
28) Columbia (tăng12 bậc)
29) Thụy Sĩ (giảm 9 bậc)
30) Pakistan (tăng 14 bậc)
Báo cáo cho biết, nếu bước ra khỏi vòng tuần hoàn kinh tế thì các quốc gia có thể tăng trưởng theo hai cách: hoặc là phải tăng lực lượng nhân công thông qua tăng dân số trong độ tuổi lao động hoặc là làm sao để mỗi nhân công phải làm việc hiệu quả hơn. Các nhà kinh tế học của HSBC thừa nhận rằng, bản báo cáo này được công khai nhằm kêu gọi các chính phủ nên tin tưởng vào những tiến bộ của họ gần đây và chỉ nên tập trung vào các biện pháp cải thiện điều kiện sống cho người dân. Báo cáo của HSBC cũng nhận định, nhân tố quyết định có thể làm các nền kinh tế trật bánh chính là chiến tranh, những ràng buộc về tiêu thụ năng lượng, biến đổi khí hậu và các hàng rào pháp lý nhằm ngăn chặn nạn di cư./.
Chủ tịch nước làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam  (13/01/2012)
Tài trợ 93 triệu USD hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn  (13/01/2012)
Cùng "Tắt đèn bật ý tưởng" hưởng ứng Giờ Trái đất  (13/01/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển