Nhất trí cần thiết ban hành Luật Giáo dục đại học
06:50, ngày 01-10-2011
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ hai, sáng 30-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về 2 dự án luật: Giáo dục đại học và Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều khiển phiên họp.
Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học
Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Giáo dục đại học, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tán thành với sự cần thiết ban hành Luật để thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục đại học; tạo hành lang pháp lý thuận lợi và thống nhất để điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến giáo dục đại học, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Tuy nhiên, nhiều chủ trương, chính sách quan trọng như xã hội hóa giáo dục, phân tầng các cơ sở giáo dục đại học và trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học... còn chưa được thể chế hóa. Một số vấn đề lớn của giáo dục đại học như về mô hình tổ chức, hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, về kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo quốc tế... chưa được giải quyết đủ thấu đáo, triệt để.
Nhiều điều khoản thay vì được quy định cụ thể ngay trong Luật lại được giao cho các văn bản dưới luật. Thường trực Ủy ban đề nghị tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của một luật chuyên ngành và giải quyết có hiệu quả những vấn đề cơ bản, cấp bách của giáo dục đại học hiện nay.
Theo ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thực tế trong giáo dục đại học đã có sự phân tầng, có trường ở mức cao, cũng có trường ở mức trung bình và sự phân tầng này là cần thiết. Một trong những vấn đề cần lưu ý hiện nay là đổi mới trong nhận thức tăng cường đầu tư trong nước, để có các trường có thương hiệu, trường chuẩn, nâng cấp trường. Các trường thứ hạng cao cũng cần đầu tư mạnh, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học. Khâu kiểm định cũng nên làm rõ, công khai để các trường và xã hội biết đang ở thứ hạng nào.
Tán thành với Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng cho rằng cần quy định cụ thể hơn Hội đồng trường trong trường công lập và Hội đồng quản trị trong các trường ngoài công lập về cơ cấu thành phần, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên; mối quan hệ với Hiệu trưởng và các tổ chức khác trong nhà trường để bảo đảm hiệu quả hoạt động.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đồng tình cao với những ý kiến xác đáng trong Báo cáo thẩm tra và cho rằng, cần khắc phục tình trạng quy mô không đáp ứng được số người học; rà soát lại toàn bộ vấn đề quản lý nhà nước và đảm bảo các quy định không mâu thuẫn với Luật giáo dục.
Theo bà Trương Thị Mai, cần hướng tới việc thiết lập cho được một mức sàn từ giáo trình, chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn giảng viên để xã hội yên tâm rằng các cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc ít nhất đều bảo đảm đạt một chuẩn nhất định. Giáo dục đại học cần được nghiên cứu để thích ứng đối với sự phát triển nhanh của xã hội, ví dụ về phân tầng, tuyển sinh đầu vào, chất lượng đầu ra...Vấn đề quan trọng là tăng cường quản lý Nhà nước.
Góp ý kiến vào dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học là một yêu cầu khách quan, tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, đồng thời nhấn mạnh phải coi đó là tư tưởng xuyên suốt của dự án Luật này.
Đồng tình với Báo cáo thẩm tra và ý kiến của nhiều ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần thể hiện rõ tư tưởng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học một cách mạnh mẽ, triệt để hơn, theo hướng xác định rõ những nội dung được tự chủ về chuyên môn và về kế hoạch tài chính, tổ chức, cán bộ với mức độ và lộ trình cụ thể. Theo Chủ tịch, quy định hội đồng trường là thiết chế bắt buộc đối với cơ sở giáo dục đại học được trao quyền tự chủ cao.
Ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ 4 tồn tại được nêu rõ trong Báo cáo giám sát và 5 kiến nghị đối với Chính phủ; các ý kiến nêu trong Báo cáo thẩm tra. Mục tiêu dự án Luật này có bước đột phá, đó là cơ quan quản lý nhà nước chuyển sang hoạch định chính sách, giám sát, kiểm tra, không làm thay việc của cơ sở, nghĩa là tăng cường hết trách nhiệm tự chủ. Dự thảo cũng cần đề cập đến việc công bố một chuẩn toàn quốc đối với cơ sở giáo dục đại học...
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra rà soát để làm rõ việc đảm bảo tính thống nhất giữa Luật này với Luật giáo dục và các luật khác có liên quan. Trong quá trình soạn thảo cần đảm bảo nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học nhưng đồng thời cũng phải đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Dự thảo cần nêu rõ hơn nữa việc phân tầng các trường đại học, quản lý giáo viên, nghiên cứu khoa học, đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt cần làm rõ chương trình và sách giáo khoa đại học, vấn đề tuyển sinh, kiểm định, đưa ra một mức sàn để xã hội có cơ sở đánh giá; trách nhiệm bảo đảm tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị xã hội hoạt động.
Giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, dự án Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá được xây dựng nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá vì lợi ích sức khỏe nhân dân.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới. Tổ chức Y tế thế giới ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá, con số này sẽ tăng lên tới 70.000 người vào năm 2030 (gấp 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ mỗi năm).
Trong khi đó, giá thuốc lá ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới; việc kinh doanh thuốc lá lậu chưa được kiểm soát. Hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá chưa đồng bộ, có nhiều khoảng trống, hiệu lực pháp lý thấp. Do đó, việc ban hành Luật phòng chống tác hại thuốc lá là hết sức cần thiết, nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp.
Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội cho rằng, mục tiêu của dự án Luật phòng chống tác hại thuốc lá mang đậm tính nhân văn, đó là chủ động bảo vệ sức khỏe của người dân. Quy định của dự thảo phù hợp với quyền công dân nói chung, bảo đảm quyền được bảo vệ sức khỏe của người không hút thuốc lá cũng như quyền, nghĩa vụ của người hút, khuyến khích người đang hút hạn chế và bỏ, người mới hay có ý định hút thuốc lá không nên hút.. nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng và thế hệ tương lai.
Hút thuốc lá gây tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng là hành vi có thể chủ động phòng được. Do đó, mục tiêu quan trọng nhất đúng như tên gọi dự án Luật này là phòng, chống tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.
Tuy nhiên, theo bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, vẫn còn những ý kiến quan tâm đến tính khả thi và tác động của dự án Luật, nhất là quy định cấm hút thuốc ở địa điểm công cộng. Thực tế, sau 5 năm thực hiện, chỉ xử phạt được vài trường hợp, tình trạng hút thuốc lá vẫn công khai diễn ra. Luật cần tiếp tục bổ sung các quy định cụ thể để khắc phục./.
Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Giáo dục đại học, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tán thành với sự cần thiết ban hành Luật để thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục đại học; tạo hành lang pháp lý thuận lợi và thống nhất để điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến giáo dục đại học, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Tuy nhiên, nhiều chủ trương, chính sách quan trọng như xã hội hóa giáo dục, phân tầng các cơ sở giáo dục đại học và trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học... còn chưa được thể chế hóa. Một số vấn đề lớn của giáo dục đại học như về mô hình tổ chức, hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, về kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo quốc tế... chưa được giải quyết đủ thấu đáo, triệt để.
Nhiều điều khoản thay vì được quy định cụ thể ngay trong Luật lại được giao cho các văn bản dưới luật. Thường trực Ủy ban đề nghị tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của một luật chuyên ngành và giải quyết có hiệu quả những vấn đề cơ bản, cấp bách của giáo dục đại học hiện nay.
Theo ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thực tế trong giáo dục đại học đã có sự phân tầng, có trường ở mức cao, cũng có trường ở mức trung bình và sự phân tầng này là cần thiết. Một trong những vấn đề cần lưu ý hiện nay là đổi mới trong nhận thức tăng cường đầu tư trong nước, để có các trường có thương hiệu, trường chuẩn, nâng cấp trường. Các trường thứ hạng cao cũng cần đầu tư mạnh, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học. Khâu kiểm định cũng nên làm rõ, công khai để các trường và xã hội biết đang ở thứ hạng nào.
Tán thành với Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng cho rằng cần quy định cụ thể hơn Hội đồng trường trong trường công lập và Hội đồng quản trị trong các trường ngoài công lập về cơ cấu thành phần, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên; mối quan hệ với Hiệu trưởng và các tổ chức khác trong nhà trường để bảo đảm hiệu quả hoạt động.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đồng tình cao với những ý kiến xác đáng trong Báo cáo thẩm tra và cho rằng, cần khắc phục tình trạng quy mô không đáp ứng được số người học; rà soát lại toàn bộ vấn đề quản lý nhà nước và đảm bảo các quy định không mâu thuẫn với Luật giáo dục.
Theo bà Trương Thị Mai, cần hướng tới việc thiết lập cho được một mức sàn từ giáo trình, chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn giảng viên để xã hội yên tâm rằng các cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc ít nhất đều bảo đảm đạt một chuẩn nhất định. Giáo dục đại học cần được nghiên cứu để thích ứng đối với sự phát triển nhanh của xã hội, ví dụ về phân tầng, tuyển sinh đầu vào, chất lượng đầu ra...Vấn đề quan trọng là tăng cường quản lý Nhà nước.
Góp ý kiến vào dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học là một yêu cầu khách quan, tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, đồng thời nhấn mạnh phải coi đó là tư tưởng xuyên suốt của dự án Luật này.
Đồng tình với Báo cáo thẩm tra và ý kiến của nhiều ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần thể hiện rõ tư tưởng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học một cách mạnh mẽ, triệt để hơn, theo hướng xác định rõ những nội dung được tự chủ về chuyên môn và về kế hoạch tài chính, tổ chức, cán bộ với mức độ và lộ trình cụ thể. Theo Chủ tịch, quy định hội đồng trường là thiết chế bắt buộc đối với cơ sở giáo dục đại học được trao quyền tự chủ cao.
Ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ 4 tồn tại được nêu rõ trong Báo cáo giám sát và 5 kiến nghị đối với Chính phủ; các ý kiến nêu trong Báo cáo thẩm tra. Mục tiêu dự án Luật này có bước đột phá, đó là cơ quan quản lý nhà nước chuyển sang hoạch định chính sách, giám sát, kiểm tra, không làm thay việc của cơ sở, nghĩa là tăng cường hết trách nhiệm tự chủ. Dự thảo cũng cần đề cập đến việc công bố một chuẩn toàn quốc đối với cơ sở giáo dục đại học...
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra rà soát để làm rõ việc đảm bảo tính thống nhất giữa Luật này với Luật giáo dục và các luật khác có liên quan. Trong quá trình soạn thảo cần đảm bảo nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học nhưng đồng thời cũng phải đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Dự thảo cần nêu rõ hơn nữa việc phân tầng các trường đại học, quản lý giáo viên, nghiên cứu khoa học, đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt cần làm rõ chương trình và sách giáo khoa đại học, vấn đề tuyển sinh, kiểm định, đưa ra một mức sàn để xã hội có cơ sở đánh giá; trách nhiệm bảo đảm tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị xã hội hoạt động.
Giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, dự án Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá được xây dựng nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá vì lợi ích sức khỏe nhân dân.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới. Tổ chức Y tế thế giới ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá, con số này sẽ tăng lên tới 70.000 người vào năm 2030 (gấp 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ mỗi năm).
Trong khi đó, giá thuốc lá ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới; việc kinh doanh thuốc lá lậu chưa được kiểm soát. Hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá chưa đồng bộ, có nhiều khoảng trống, hiệu lực pháp lý thấp. Do đó, việc ban hành Luật phòng chống tác hại thuốc lá là hết sức cần thiết, nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp.
Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội cho rằng, mục tiêu của dự án Luật phòng chống tác hại thuốc lá mang đậm tính nhân văn, đó là chủ động bảo vệ sức khỏe của người dân. Quy định của dự thảo phù hợp với quyền công dân nói chung, bảo đảm quyền được bảo vệ sức khỏe của người không hút thuốc lá cũng như quyền, nghĩa vụ của người hút, khuyến khích người đang hút hạn chế và bỏ, người mới hay có ý định hút thuốc lá không nên hút.. nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng và thế hệ tương lai.
Hút thuốc lá gây tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng là hành vi có thể chủ động phòng được. Do đó, mục tiêu quan trọng nhất đúng như tên gọi dự án Luật này là phòng, chống tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.
Tuy nhiên, theo bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, vẫn còn những ý kiến quan tâm đến tính khả thi và tác động của dự án Luật, nhất là quy định cấm hút thuốc ở địa điểm công cộng. Thực tế, sau 5 năm thực hiện, chỉ xử phạt được vài trường hợp, tình trạng hút thuốc lá vẫn công khai diễn ra. Luật cần tiếp tục bổ sung các quy định cụ thể để khắc phục./.
Nợ công Hy Lạp - phần nổi của tảng băng chìm  (30/09/2011)
Kiên định mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta  (30/09/2011)
Một tín hiệu tốt cho hai nền kinh tế  (30/09/2011)
Đồng chí Tô Huy Rứa: Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ vừa cần thiết trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài  (30/09/2011)
Nghị viện châu Âu ủng hộ Pa-le-xtin gia nhập Liên hợp quốc  (30/09/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm