Hội thảo về lịch sử nghìn năm Thăng Long - Hà Nội tại Pháp
Ngày 29-9 tại Pa-ri (Paris) đã
diễn ra Hội thảo “Lịch sử nghìn năm Thăng Long - Hà Nội dưới ánh sáng
của những khai quật khảo cổ thực hiện từ năm 2002 đến nay”. Hội thảo do
Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tổ chức, dưới sự chủ tọa của Giáo sư Phan
Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
Tại Hội thảo, Giáo sư Phan Huy Lê đã trình bày những kết quả phát hiện và khai quật khảo cổ từ năm 2002 tới nay nhằm giới thiệu với các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu, khảo cổ, bạn bè Pháp và Việt Nam về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của Hoàng thành Thăng Long qua các thời kỳ, cũng như những điểm kiến trúc độc đáo trong xây dựng và trang trí ở Hoàng thành Thăng Long.
Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu Pháp như: nhà sử học Phi-líp Pa-tanh (Philippe Patin), nhà sử học A-lanh Ruýt-xi-ô (Alain Ruscio), ông Pa-xcan Buốc-đô (Pascal Bourdeaux), Phó giáo sư Trường cao học thực hành Xoóc-bon (EPHE), người chuyên nghiên cứu về tôn giáo châu Á và Việt Nam, các nhà nghiên cứu về Việt Nam, một số sinh viên Học viện quốc gia về ngôn ngữ và văn minh Pháp và bà con Việt kiều tại Pháp.
Theo ông Buốc-đô, Hội thảo là một sự kiện quan trọng giới thiệu một số kết luận của một tiến trình nghiên cứu khảo cổ lâu dài. Thông qua đó, nhiều nhà nghiên cứu người Pháp không có cơ hội tới Hà Nội dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội có thể hiểu thêm về thành phố ngàn năm tuổi của Việt Nam. Sự có mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu người Pháp cũng thể hiện sự tôn trọng đối với Giáo sư Phan Huy Lê, nhà nghiên cứu lịch sử bậc thầy của Việt Nam./.
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam