Hội thảo quốc tế "Hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực trong bối cảnh mới"
19:09, ngày 21-09-2011
Ngày 21-9, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế "Hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực trong bối cảnh mới", với sự tham gia của gần 80 nhà khoa học đến từ Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-laixi-a, Xin-ga-po, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.
Đây là diễn đàn để các nhà khoa học đến từ một số nước, khu vực có liên quan đến Biển Đông, trao đổi về các biện pháp giải quyết những tranh chấp ở khu vực Biển Đông một cách hòa bình, tránh xảy ra xung đột trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Điều này phù hợp với trào lưu quốc tế, mong muốn của các nước trong khu vực và những quốc gia có lợi ích liên quan trên thế giới.
Các nhà khoa học cùng thảo luận về vị trí chiến lược của Biển Đông, diễn biến mới ở Biển Đông trong thời gian gần đây và tác động của nó đến hòa bình, ổn định của khu vực; các giải pháp duy trì hòa bình, an ninh và phát triển trong khu vực, trong đó tập trung nhấn mạnh đến cơ chế xây dựng lòng tin, quản lý xung đột, hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống... trong bối cảnh quốc tế mới.
Theo các nhà khoa học, để giải quyết tranh chấp Biển Đông thì việc đàm phán hòa bình, tuy lâu dài nhưng là phương án hợp lý. Tuy nhiên phải bảo đảm hợp lý về lợi ích cho các quốc gia liên quan. Vấn đề cốt lõi là phải có những căn cứ theo luật pháp quốc tế, trong đó Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông và tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông... làm cơ sở đàm phán.
Các nhà khoa học cũng kiến nghị mở rộng mạng lưới khu vực (kênh 2) để thu hút các nhà khoa học các nước tham gia nghiên cứu, trao đổi các vấn đề liên quan; đưa thêm vấn đề Biển Đông vào thảo luận trong khuôn khổ ASEAN+3... Có 3 mâu thuẫn chính liên quan đến Biển Đông là lãnh thổ, an ninh và kinh tế, có thể giải quyết từng mâu thuẫn nhưng phải đặt trong tổng thể chung, phải tính đến yếu tố lịch sử, tâm lý và nhấn mạnh vai trò của học giả các nước. Cách thức giải quyết mâu thuẫn là chọn những lợi ích gần gũi để cùng hợp tác, xây dựng cơ chế lòng tin, nhưng phải có thiện chí, kiên trì thực hiện và phải thể hiện tính tích cực trên thực tế./.
Các nhà khoa học cùng thảo luận về vị trí chiến lược của Biển Đông, diễn biến mới ở Biển Đông trong thời gian gần đây và tác động của nó đến hòa bình, ổn định của khu vực; các giải pháp duy trì hòa bình, an ninh và phát triển trong khu vực, trong đó tập trung nhấn mạnh đến cơ chế xây dựng lòng tin, quản lý xung đột, hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống... trong bối cảnh quốc tế mới.
Theo các nhà khoa học, để giải quyết tranh chấp Biển Đông thì việc đàm phán hòa bình, tuy lâu dài nhưng là phương án hợp lý. Tuy nhiên phải bảo đảm hợp lý về lợi ích cho các quốc gia liên quan. Vấn đề cốt lõi là phải có những căn cứ theo luật pháp quốc tế, trong đó Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông và tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông... làm cơ sở đàm phán.
Các nhà khoa học cũng kiến nghị mở rộng mạng lưới khu vực (kênh 2) để thu hút các nhà khoa học các nước tham gia nghiên cứu, trao đổi các vấn đề liên quan; đưa thêm vấn đề Biển Đông vào thảo luận trong khuôn khổ ASEAN+3... Có 3 mâu thuẫn chính liên quan đến Biển Đông là lãnh thổ, an ninh và kinh tế, có thể giải quyết từng mâu thuẫn nhưng phải đặt trong tổng thể chung, phải tính đến yếu tố lịch sử, tâm lý và nhấn mạnh vai trò của học giả các nước. Cách thức giải quyết mâu thuẫn là chọn những lợi ích gần gũi để cùng hợp tác, xây dựng cơ chế lòng tin, nhưng phải có thiện chí, kiên trì thực hiện và phải thể hiện tính tích cực trên thực tế./.
IMF hạ dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu  (21/09/2011)
Toàn cầu hóa cần được thúc đẩy để ngày càng bền vững hơn về xã hội  (21/09/2011)
Bán đảo Triều Tiên - triển vọng nối lại đàm phán 6 bên  (21/09/2011)
Quyết tâm toàn cầu chống khủng bố  (21/09/2011)
Tương lai bất định cho Li-bi trong thời kỳ “hậu M. Ca-đa-phi”  (21/09/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên