UNEP khuyến cáo biện pháp thay đổi tư duy để tiến tới lối sống bền vững
Ngày 15-5, Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã kêu gọi cộng đồng thế giới thay đổi tư duy để tiến tới lối sống bền vững trên toàn cầu, đặc biệt tư duy lại quan hệ giữa sử dụng tài nguyên và thịnh vượng kinh tế.
Nghiên cứu của UNEP nhấn mạnh: trong bối cảnh tiêu dùng của nhân loại đã đụng trần nguồn tài nguyên của Trái đất, lối sống bền vững trong đó đảm bảo cuộc sống tốt hơn với nguồn vật chất ít hơn là tương lai duy nhất và sự thịnh vượng, phúc lợi của con người không phụ thuộc vào việc tiêu dùng nhiều hơn các nguồn tài nguyên. Nhật Bản và Thuỵ Sĩ có thu nhập bình quân theo đầu người cao hơn nhiều so với Ô-xtrây-li-a, nhưng sử dụng tài nguyên tính theo đầu người chỉ bằng 25% so với Ô-xtrây-li-a. Thế giới đang cạn kiệt các nguồn nguyên liệu chiến lược và chất lượng cao, như dầu lửa, vàng, đồng… là các nguồn tài nguyên cần sử dụng nhiên liệu hoá thạch và nước sạch để sản xuất.
Nghiên cứu của UNEP khẳng định: cơ sở hạ tầng là nhân tố quyết định lớn nhất cho việc sử dụng tài nguyên và năng lượng trong tương lai. Các nước công nghiệp phát triển cần thay đổi tư duy về đường lối phát triển được thiết kế dựa trên sử dụng không hạn chế các nguồn tài nguyên, để từ đó giảm tiêu dùng các nguồn tài nguyên này thông qua giảm chất thải và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, đồng thời hỗ trợ các nước nghèo thúc đẩy phát triển bền vững. Các nước đang phát triển cũng cần thay đổi nhận thức về phát triển trong một thế giới ngày càng khan hiếm tài nguyên thông qua con đường phát triển ít khí thải và hiệu quả sử dụng tài nguyên cao, không theo mô hình phát triển lỗi thời mà các nước phát triển đã trải qua.
UNEP nhấn mạnh: để thay đổi tư duy về quan hệ giữa thịnh vượng kinh tế với tăng tiêu dùng các nguồn tài nguyên, rất cần những thay đổi quan trọng trong chính sách của các chính phủ, hành động của các công ty và các mô hình tiêu dùng. Giáo dục đóng vai trò thiết yếu vì đầu tư phát triển nguồn nhân lực là chìa khoá cho mọi thay đổi tư duy. Các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, cũng cần nhận thức rằng đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng là nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu tiên chiến lược của an ninh quốc gia./.
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức In-đô-nê-xi-a và dự ADMM-5  (16/05/2011)
Phần nổi nhỏ của một khối băng chìm lớn  (16/05/2011)
Đồng minh, đối tác, đối trọng  (16/05/2011)
Tìm người “an ủi”  (16/05/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm