Đồng minh, đối tác, đối trọng
TCCSĐT - Viêc Mỹ truy tìm và tiêu diệt thủ lĩnh mạng lưới khủng bố quốc tế An Kê đa Ô-xa-ma Bin La-đen ở Pa-ki-xtan và tác động của những chuyện ấy tới mối quan hệ giữa Pa-ki-xtan và Mỹ đang khiến cho các hoạt động ngoại giao ở khu vực này và liên quan đến khu vực này trở nên đặc biệt sôi động, đồng thời mang ý nghĩa và tầm quan trọng mới.
Trong lúc Thủ tướng Ấn độ Ma-mô-han Xinh tới thăm Ap-ga-ni-xtan thì ông Giôn Ke-ri trong tư cách là Thượng nghị sỹ và Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đến Pa-ki-xtan và ngay sau chuyến thăm của ông Ke-ri, Thủ tướng Pa-ki-xtan Y-u-xup Ra-da Gi-la-ni đến Trung Quốc. Đương nhiên, quan hệ song phương trong các cặp quan hệ ấy là chủ đề chính trên chương trình nghị sự của các hoạt động ngoại giao này, nhưng không chỉ có việc thúc đẩy quan hệ song phương thuần tuý, mà là quan hệ song phương trong bối cảnh tình hình chính trị an ninh mới ở khu vực.
Cuộc chiến chống khủng bố nói chung và cuộc chiến của Mỹ và Pa-ki-xtan chống Ta-li-ban và những lực lượng Hồi giáo cực đoan khác ở Pa-ki-xtan nói riêng cũng như những tác động tới triển vọng tình hình ở Ap-ga-ni-xtan nói riêng đã làm cho các cặp quan hệ này trở thành những tác nhân mấu chốt trong cục diện tình hình và quan hệ mới ở khu vực. Mỹ đã thể hiện không hẳn tin tưởng Pa-ki-xtan nhưng vẫn phải cần đến Pa-ki-xtan làm đồng minh chiến lược. Pa-ki-xtan vẫn phải dựa cậy vào Mỹ nhưng không muốn bị bẽ bàng nữa do bị Mỹ lấn lướt và bất chấp chủ quyền quốc gia, không muốn chịu trận thay cho Mỹ như trong hai vụ đánh bom cảm tử mới rồi vào một doanh trại tân binh cảnh sát ở vùng tây bắc Pa-ki-xtan. Ấn Độ muốn lôi kéo Ap-ga-ni-xtan về phía mình hơn nữa trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Pa-ki-xtan ở Ap-ga-ni-xtan và Ap-ga-ni-xtan muốn gây dựng Ấn độ thành đối trọng đối với Pa-ki-xtan. Chẳng thế mà ông Xinh là vị thủ tướng đầu tiên kể từ nhiều năm nay phát biểu trong phiên họp chung của các cơ quan lập pháp ở Ap-ga-ni-xtan và chuyển từ thái độ dè dặt lâu nay sang công khai ủng hộ Chính phủ Ap-ga-ni-xtan tiến hành hòa giải và đối thoại với Ta-li-ban ở Ap-ga-ni-xtan. Với chuyến thăm 4 ngày ở Trung Quốc, Thủ tướng Pa-ki-xtan Gi-la-ni không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó về gần như mọi phương diện với Trung Quốc mà còn củng cố tác động đối trọng của Trung Quốc trong quan hệ của Pa-ki-xtan với Mỹ. Chuyến thăm Pa-ki-xtan của ông Ke-ri nhằm mục tiêu trước hết là hạn chế những thiệt hại hay tác động tiêu cực tới mối quan hệ giữa Mỹ và Pa-ki-xtan, không để cho những bất hoà và gay cấn mới ảnh hưởng xấu tới quan hệ đồng minh và đối tác chiến lược giữa hai nước.
Nhìn ra xa hơn và khái quát hơn có thể thấy, các nước trong khu vực đang tìm cách sắp xếp lại cục diện quan hệ và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống và khả năng xảy ra sau những động thái mới rồi. Cả ba nước này cũng như Mỹ và Trung Quốc đều chơi con bài đồng minh, đối tác và đối trọng với nhau. Nét mới này trong cục diện tình hình ở khu vực và quan hệ giữa các bên liên quan nói trên rất có thể vừa có lợi cho đối tác này, vừa bất lợi cho đối tác khác. Việc chơi những con bài này vừa là sách lược lại vừa có ý nghĩa chiến lược, là nước cờ cao nhưng cũng không có phần mạo hiểm và vì các bên đều quá biết nhau nên cuộc chơi sẽ chẳng dễ dàng gì đối với tất cả./.
Tìm người “an ủi”  (16/05/2011)
Đồng chí Đinh Thế Huynh làm việc với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về việc triển khai học tập, quán triệt, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng  (16/05/2011)
“Đồng chí Phùng Chí Kiên với cách mạng Việt Nam”  (16/05/2011)
Hội thảo đồng thuận dự án can thiệp sức khỏe nam giới  (16/05/2011)
IMF dự báo kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng vững chắc  (16/05/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm