Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chiến lược giáo dục 14, ngày 28-12-2008
Chiến lược Giáo dục Việt Nam 2001-2010 đã tiến hành được 8 năm. Thực tiễn phát triển giáo dục đất nước đã khẳng định những định hướng đúng đắn của chiến lược nhưng đồng thời cũng cho thấy cần có sự điều chỉnh. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 tiếp tục thực hiện giai đoạn cuối của Chiến lược giáo dục 2001-2010 với những điều chỉnh cần thiết, tạo những bước chuyển căn bản của giáo dục trong thập niên tới.
Sáng 31-12-2008, Bộ Giáo dục và và Đào tạo đã công bố Dự thảo Chiến lược giáo dục 14 vừa hoàn thành vào ngày 28-12-2008. Đây là bản chỉnh sửa bổ sung sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, nay công bố để tiếp tục lấy ý kiến góp ý, nhất là góp ý của các sở giáo dục và đào tạo.
Theo đó, hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cần được vận dụng một cách sáng tạo phù hợp thực tiễn giai đoạn mới.
1. Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Phát triển nền giáo dục của dân, do dân và vì dân là quốc sách hàng đầu.
3. Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người và tiến tới một xã hội học tập.
4. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại.
5. Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục.
6. Giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp.
Các chỉ tiêu cơ bản:
1- Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý, chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.
2. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế.
3. Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục.
Các giải pháp chủ yếu mang tính đột phá:
Đổi mới quản lý giáo dục; Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Và các giải pháp khác như: Tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân và mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục. Đổi mới chương trình và tài liệu giáo dục; Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục; Xã hội hóa giáo dục; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục; Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội; Hỗ trợ giáo dục đối với các vùng miền và người học được ưu tiên; Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu; Xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến.
Để thực hiện được các mục tiêu của Chiến lược giáo dục đã đề ra, ngoài ngân sách hàng năm cho giáo dục và chương trình kiên cố hóa trường học, sẽ dành ngân sách để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo. Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2020 bao gồm những dự án sau:
- Thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi, duy trì kết quả xóa mù chữ và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, củng cố kết quả phổ cập trung học, và hỗ trợ phát triển giáo dục thường xuyên.
- Đổi mới chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy học.
- Đổi mới đánh giá và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
- Thu hút đội ngũ trí thức Việt kiều và nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
- Đào tạo, bồi dưỡng học sinh, sinh viên tài năng.
- Tăng cường chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức trong nhà trường.
- Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động và đào tạo theo nhu cầu xã hội.
- Xây dựng các trường đại học và các khoa đạt trình độ quốc tế.
- Tăng cường năng lực giáo dục nghề nghiệp.
- Hỗ trợ giáo dục miền núi, học sinh dân tộc thiểu số, vùng có nhiều khó khăn và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
- Tăng cường giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
- Tăng cường cơ sở vật chất trường học.
- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.
Ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp với ngành Văn hoá - Thể thao - Du lịch và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm giáo dục toàn diện nhân cách của con người Việt Nam ở bậc phổ thông và triển khai cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Quá trình thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020 được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: 2009 - 2010
- Điều chỉnh một số chỉ tiêu và tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.
- Tập trung vào một số trọng điểm: Đẩy mạnh cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học; chấn chỉnh nền nếp và kỷ cương trong các hoạt động giáo dục để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, cải cách hành chính triệt để trong hệ thống quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương.
Giai đoạn 2: 2011 - 2015
- Triển khai chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị chương trình giáo dục phổ thông mới đồng thời tăng cường sử dụng các chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học.
- Tổ chức đánh giá quốc gia và tham gia chương trình đánh giá quốc tế về kết quả học tập.
- Tiến hành đổi mới cơ cấu và quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục quốc dân.
- Đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo sư phạm, công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Giai đoạn 3: 2016 - 2020
- Đẩy mạnh việc xây dựng các đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Thực hiện những điều chỉnh cần thiết về các mục tiêu, chỉ tiêu chiến lược và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược giáo dục./.
Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay  (31/12/2008)
Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa chính trị  (31/12/2008)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đạt mức tăng trưởng 52,2%  (31/12/2008)
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 ước đạt khoảng 580 nghìn tỉ đồng  (31/12/2008)
Thị trường bán lẻ Việt Nam trước giờ "G"  (31/12/2008)
Mấy vấn đề về hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc  (31/12/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên