Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển
Chiều 29-12 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác Tư pháp năm 2009. | ||
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao đóng góp của ngành Tư pháp đã triển khai hàng loạt công việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện thể chế Tư pháp. Năm 2008, ngành đã tham mưu Chính phủ ban hành, trình sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật phù hợp tình hình thực tế, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh nhiều khó khăn thách thức. Thủ tướng yêu cầu ngành Tư pháp năm 2009 cần bám sát nhiệm vụ trọng tâm của đất nước tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Ngành phải phát huy hơn nữa chức năng chuyên sâu, gắn cụ thể hóa nhiệm vụ giải pháp đặt ra của ngành với việc tiếp tục tham mưu giúp Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, hoàn thiện các dự án luật, bởi hiện nay luật của chúng ta có nhiều vướng mắc như luật đất đai, luật đấu thầu… Thủ tướng nêu một thực tế, có nhiều thủ tục vướng mắc xuất phát ngay trong văn bản luật, văn bản Nghị định. Ví như một dự án đầu tư xây dựng từ khi lập đề án đến khi khởi công phải thông qua tới 33 văn bản.
Thủ tướng nêu rõ nhiệm vụ của Ngành tư pháp, năm 2009 là khai thực hiện luật Thi hành án dân sự và nghị quyết của Quốc hội về thi hành án dân sự. Bên cạnh đó ngành Tư pháp cần nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, mà mục tiêu là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ lợi ích nhà nước. Phải theo dõi sát, nắm chắc tình hình thực thi pháp luật và quan tâm thực hiện công tác thi hành án dân sự. Thủ tướng nhấn mạnh việc phải đặc biệt quan tâm đêm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Tư pháp, đang vừa thiếu vừa yếu.Cũng tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến xung quanh việc triển khai thực hiện Luật Thi hành án dân sự; cải cách hành chính; chất lượng của hoạt động chứng thực, hộ tịch, hộ khẩu; vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý…
Các đại biểu cũng kiến nghị, cần kiểm soát chặt chẽ công tác bán đấu giá tài sản thông qua Hội đồng đánh giá đang có nhiều sơ hở, gây thất thoát tài sản nhà nước; quy định chặt chẽ hơn đối với luật sư hành nghề tự do; xây dựng phần mềm quản lý hộ tịch, hộ khẩu…/. |
Châu Á 2008: Năm của những kỳ vọng bất thành (29/12/2008)
Bước phát triển đột phá ở Phú Yên (29/12/2008)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực khu vực công của Singapore và gợi ý cho Việt Nam
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam